spot_img
27.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính‘Thần đèn’ Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi nhấc ‘ngon...

‘Thần đèn’ Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi nhấc ‘ngon ơ’ cả khu phố cổ nặng 7.500 tấn, di chuyển qua lại không sứt mẻ lấy 1 viên gạch

Khu phố cổ như “mọc thêm” hàng trăm đôi chân, trở thành minh chứng cho tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc về công nghệ.

Để kết hợp giữa đổi mới công nghệ và bảo tồn di sản, thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đã thành công di dời nguyên trạng khu phố cổ Zhangyuan. Đây là một trong những quần thể kiến trúc Shikumen hơn trăm năm tuổi.

Quá trình di dời bắt đầu từ ngày 19/5/2025. Đội ngũ kỹ sư triển khai 432 robot chuyên dụng để nâng và vận chuyển quần thể nặng tới 7.500 tấn. Quá trình di chuyển được thực hiện rất cẩn thận, chỉ khoảng 10 mét mỗi ngày. Điều này nhằm hạn chế tổn hại đến kiến trúc gạch đã cũ.

Đến ngày 7/6/2025, sau chưa đầy ba tuần, khu phố cổ sau khi di dời tạm đã được đưa trở lại vị trí ban đầu. Quá trình này tạo điều kiện cho việc thi công không gian ngầm bên dưới với diện tích hơn 53.000 m².

‘Thần đèn’ Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi nhấc ‘ngon ơ’ cả khu phố cổ nặng 7.500 tấn, di chuyển qua lại không sứt mẻ lấy 1 viên gạch- Ảnh 1.

Dự án phát triển dưới lòng đất tại khu Zhangyuan sẽ bao gồm các công trình thương mại, văn hóa, bãi đỗ xe và lối đi kết nối trực tiếp với ba tuyến tàu điện ngầm Thượng Hải. Những hạng mục này được kỳ vọng sẽ biến khu vực thành một trung tâm đô thị sôi động, đồng thời vẫn giữ được bản sắc lịch sử.

Dự án do công ty Shanghai Construction No 2 phụ trách, với sự kết hợp giữa công nghệ robot tiên tiến và hệ thống điều khiển thông minh. Các robot được thiết kế riêng cho môi trường hạn chế. Chúng có khả năng di chuyển qua những ngõ nhỏ và địa hình gồ ghề mà không làm tổn hại cấu trúc mỏng manh của công trình.

Một số robot đảm nhiệm việc khoan xuyên các lối đi chật hẹp bên trong, số khác sử dụng cánh tay cơ khí để đào đất. Mỗi robot đều được lập trình bằng thuật toán học sâu, giúp nhận biết các loại đất và phát hiện chướng ngại vật ngầm theo thời gian thực.

‘Thần đèn’ Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi nhấc ‘ngon ơ’ cả khu phố cổ nặng 7.500 tấn, di chuyển qua lại không sứt mẻ lấy 1 viên gạch- Ảnh 2.

Để đảm bảo quá trình di dời diễn ra chính xác, kỹ sư đã sử dụng công nghệ quét đám mây điểm để tạo mô hình 3D chi tiết của toàn bộ công trình. Dữ liệu này được tích hợp vào phần mềm mô phỏng BIM (Building Information Modeling), cho phép xây dựng bản vẽ kỹ thuật chính xác và dự đoán trước các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình di chuyển. Mức độ chính xác cao này đóng vai trò then chốt trong việc bảo toàn kết cấu của khu nhà hơn trăm năm tuổi, cả trong giai đoạn di dời và đưa trở lại.

‘Thần đèn’ Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi nhấc ‘ngon ơ’ cả khu phố cổ nặng 7.500 tấn, di chuyển qua lại không sứt mẻ lấy 1 viên gạch- Ảnh 3.

Theo đại diện dự án, tốc độ di chuyển chậm là có chủ đích, bởi mục tiêu hàng đầu luôn là bảo tồn chứ không phải tiến độ. Cách tiếp cận này đã dung hòa thành công giữa giá trị bảo tồn truyền thống và công nghệ hiện đại. Đây là điều mà nhiều nhà quy hoạch và giới bảo tồn di sản luôn hướng tới.

Tổng hợp

 

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật