spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếNền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lung lay: Một loạt...

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lung lay: Một loạt công ty lao dốc, người dân ngậm ngùi thắt chặt chi tiêu

“Nếu không có một gói kích thích chính sách đủ mạnh, sẽ rất khó để Trung Quốc thoát khỏi vòng xoáy giảm phát hiện nay”, ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie nhận định.

Giá sản xuất tháng 6 của Trung Quốc đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất trong gần hai năm, do tình trạng giảm giá lan rộng khi người dân chi tiêu ít và nhu cầu tiêu dùng yếu.

Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm thứ Tư (ngày 9/7), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy dấu hiệu phục hồi sớm sau bốn tháng liên tiếp giảm. Theo kết quả khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế dự đoán CPI tháng 6 sẽ không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số CPI lõi – loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – tăng 0,7% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất trong vòng 14 tháng, theo dữ liệu từ NBS.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm mạnh hơn mức dự báo 3,2% trong cuộc khảo sát của Reuters, và đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2023, theo dữ liệu từ LSEG. Chỉ số PPI đã rơi vào trạng thái giảm phát kéo dài kể từ tháng 9/2022 đến nay.

“Nếu không có một gói kích thích chính sách đủ mạnh, sẽ rất khó để Trung Quốc thoát khỏi vòng xoáy giảm phát hiện nay”, ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie nhận định. Ông nói thêm rằng đà tăng của xuất khẩu Trung Quốc trong những tháng gần đây đã khiến Chính phủ tạm thời giảm ưu tiên cho các biện pháp kích cầu tiêu dùng quy mô lớn.

“Các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục chờ đợi cho đến khi xuất khẩu sụt giảm mạnh”, ông Hu nói thêm.

screenshot-2025-07-09-092354.png
Ảnh minh họa

Tuần trước, trong một cuộc họp cấp cao về chính sách kinh tế do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ trích tình trạng cạnh tranh giá quá mức giữa các doanh nghiệp nội địa nhằm thu hút người tiêu dùng – trong bối cảnh làn sóng áp thuế từ Mỹ đang đe dọa khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của Trung Quốc.

Bắc Kinh cam kết sẽ siết chặt các quy định liên quan đến việc giảm giá quá đà – vốn không làm thay đổi hành vi tiêu dùng nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp. “Cần định hướng doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và hỗ trợ quá trình loại bỏ dần những năng lực sản xuất lỗi thời”, một tờ báo nhà nước dẫn nội dung cuộc họp cho biết.

Lợi nhuận của các công ty công nghiệp trong tháng 5 đã giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Tham khảo CNBC

>> Hàng Trung Quốc ồ ạt tràn sang Đông Nam Á, chuyện gì xảy ra?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật