spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpDoanh nghiệp cảng biển lớn nhất Việt Nam nhận 5 chỉ đạo...

Doanh nghiệp cảng biển lớn nhất Việt Nam nhận 5 chỉ đạo từ Phó Thủ tướng

Theo định hướng, doanh nghiệp này sẽ phấn đấu đạt khoảng 18% thị phần vận tải biển quốc gia.

Sáng 10/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – MVN) tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025–2030.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của VIMC trong tiến trình hội nhập và phát triển bền vững.

Theo Phó Thủ tướng, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng, Đảng bộ VIMC đã đoàn kết, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trong 5 năm qua, đạt tổng lợi nhuận hơn 15.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu nghị quyết nhiệm kỳ trước.

Doanh nghiệp cảng biển lớn nhất Việt Nam nhận 5 chỉ đạo từ Phó Thủ tướng
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo Đại hội – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bên cạnh các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong Báo cáo Chính, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 5 trọng tâm VIMC cần tập trung trong nhiệm kỳ mới.

Thứ nhất, toàn hệ thống phải đổi mới tư duy, cách làm, nâng cao năng lực làm việc và ý thức cống hiến để xây dựng một VIMC mạnh mẽ hơn.

Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển đến 2030, tầm nhìn 2045, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong mọi hoạt động – từ vận hành, khai thác cảng, vận tải biển đến dịch vụ logistics.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhất là cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế, phát triển đội tàu trọng tải lớn, đặc biệt là container.

Thứ tư, hoàn thiện mô hình quản trị hiện đại theo chuẩn quốc tế, đảm bảo minh bạch, hiệu quả; xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao và tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ năm, mở rộng thị trường, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển VIMC thành tập đoàn hàng hải tầm khu vực và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2030, lợi nhuận hợp nhất tăng ít nhất 170% so với năm 2025.

Theo định hướng, VIMC sẽ phấn đấu đạt khoảng 18% thị phần vận tải biển quốc gia, đưa đội tàu container vươn ra nội Á, kết nối với các cảng trung chuyển lớn trong khu vực.

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm: Vận tải biển đạt hơn 30 triệu tấn (tăng 42%), sản lượng cảng biển gần 238 triệu tấn (tăng 50%), doanh thu hợp nhất hơn 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 5.100 tỷ đồng.

VIMC cũng đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cảng biển thông minh, tự động hóa, nâng công suất khai thác lên 200 triệu tấn/năm, giảm 20% thời gian xử lý hàng hóa, tiếp nhận 15 triệu TEU container.

Đặc biệt, các dự án cảng nước sâu trọng điểm như Lạch Huyện, Cần Giờ, Liên Chiểu, Nam Đồ Sơn… sẽ được ưu tiên đầu tư nhằm tạo sức bật mới cho mạng lưới logistics quốc gia, đưa VIMC chiếm 2–2,5% thị phần logistics tích hợp và mở rộng mạnh mẽ hiện diện quốc tế.

Được thành lập ngày 29/4/1995 với tên gọi ban đầu là Vinalines, VIMC ra đời từ việc hợp nhất các doanh nghiệp vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải. Khởi đầu với vốn điều lệ dưới 1.500 tỷ đồng, đội tàu 49 chiếc với tổng trọng tải 400.000DWT, VIMC từng đối mặt nhiều giới hạn về năng lực vận hành.

Đến nay, Tổng công ty đã phát triển thành một hệ sinh thái hàng hải lớn với 33 doanh nghiệp thành viên, trong đó có 18 công ty con, 13 công ty liên kết. VIMC sở hữu đội tàu 59 chiếc, tổng trọng tải khoảng 1,3 triệu DWT – chiếm khoảng 20% tổng công suất đội tàu biển Việt Nam.

>>VIMC: Từ con tàu suýt đắm vì lỗ lũy kế 23.000 tỷ đến doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển Việt Nam

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật