spot_img
32 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhThổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu

Thổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu

Từ trên sườn núi không cây cối, ông Tsitsiri Samaniego có thể nhìn thấy vùng đất tổ tiên để lại trải dài đến tận chân trời.
Thổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu- Ảnh 1.

Ông Tsitsiri Samaniego khảo sát thung lũng Perene từ một sườn núi. Ảnh: Neil Giardino

Ông là lãnh đạo 40 tuổi của làng San Miguel Centro Marankiari ở Amazon thuộc Peru nơi có nhiều thổ dân Ashninka sinh sống. Ông đang tìm kiếm nơi định cư mới cho dân làng khi vùng đất của họ trở nên khó sinh sống do biến đổi khí hậu.

Đất nông nghiệp đã thay thế rừng. Dòng sông Perene chảy qua thung lũng bên dưới bị ô nhiễm khi các thị trấn và trang trại đổ xuống chất và nước thải nông nghiệp. Ngay cả cây sắn của làng cũng bị cháy lá và nhiễm bệnh.

Đối mặt với 2 mối đe dọa kép là sự phát triển và biến đổi khí hậu, ông Tsitsiri đã buộc phải chấp nhận thực tế cay đắng: Vùng đất của tổ tiên để lại không thể cung cấp đủ lương thực cho dân làng thậm chí có thể không còn là đất của đời sau con cháu ông.

Đất đai suy thoái

Dưới bóng mát của những lá cọ, ông Tsitsiri lướt qua bản đồ vùng Amazon rộng lớn phía Đông Peru. Ông cảm thấy di cư có thể là lựa chọn tốt nhất cho cộng đồng của mình vào lúc này. Tuy nhiên, rời quê hương là giải pháp cuối cùng vì đây là một quyết định phức tạp nảy sinh từ những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát.

Theo Ngân hàng Thế giới, ở Mỹ Latinh, gần một nửa số người bản địa đã di cư đến các khu vực thành thị do suy thoái đất đai, bị tước đoạt lãnh thổ, biến đổi khí hậu và xung đột.

Chuyên gia Pablo Escribano về di cư khí hậu của Tổ chức Di cư quốc tế (Liên Hợp Quốc) cho biết, người dân bản địa chỉ chiếm 6% dân số toàn cầu, nhưng Ngân hàng Thế giới ước tính họ giúp quản lý 80% đa dạng sinh học còn lại của hành tinh.

Vì lý do tương tự, các chuyên gia cảnh báo người dân bản địa đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu: Từ băng tan và mực nước biển dâng cao đến nạn phá rừng thải ra hàng tấn carbon vào khí quyển mỗi năm. Ông Escribano giải thích, sinh kế của họ thường phụ thuộc rất nhiều vào biến đổi khí hậu, điều này đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Làng của ông Tsitsiri bị vây quanh tứ phía bởi những người định cư thoát nghèo từ dãy Andes, họ đang dần lấn vào lãnh thổ mà người Ashaninka sinh sống qua nhiều thế hệ.

Những người nông dân đến đây đã san bằng phần lớn diện tích rừng nhiệt đới gần làng của ông Tsitsiri để trồng các vườn cam quýt, bơ và cà phê. Điều đó đã làm thay đổi chu kỳ mưa, mang lại nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt cho làng San Miguel Centro Marankiari với 150 thành viên.

Ông Samaniego giải thích, điều này khiến cây sắn và chuối bị cằn cỗi. Thực phẩm và nước sạch trở nên khan hiếm và sự căng thẳng với các chủ đất lân cận càng leo thang.

Chỉ riêng năm 2022, vùng Amazon của Peru mất 144.682 ha rừng phát triển cũ, theo giám sát của Dự án Andean Amazon, một tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận. Nông nghiệp quy mô nhỏ đã thúc đẩy phần lớn sự hủy diệt đó.

Thổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu- Ảnh 2.

Bà Pachaka Samaniego (phải) và gia đình tìm kiếm nước trong rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: Neil Giardino

Nạn phá rừng

Đi dạo qua làng của mình, ông Tsonkiri Samaniego, 68 tuổi, bác của ông Tsitsiri, tìm kiếm những cây sậy hoang dã để làm nhạc cụ và chơi những giai điệu có từ xưa, nhưng sậy cũng đã trở nên khan hiếm vì mỗi năm, đất đai bị xâm lấn ngày một nhiều.

Khi còn nhỏ, ông Tsonkiri thường săn hươu, gà tây hoang dã… trong khu rừng không bị xâm lấn. Với sự bùng nổ cà phê của những năm 1940, khi mức tiêu thụ lên đến đỉnh điểm ở các quốc gia như Mỹ, nông dân Peru đã canh tác trên đất rừng dọc theo sườn núi phía Đông của Andes.

Ông Tsonkiri cho biết, hồi đó, ông bà và cha mẹ ông bị buộc phải lao động, làm việc nhiều giờ trong các trang trại. Chưa hết, đầu những năm 1950, có những người đã kết nối để gia đình ông đổi hàng trăm hecta đất tổ tiên lấy quần áo và 5 thùng cá đóng hộp. Khi cha ông qua đời năm 1972, Tsonkiri đảm nhận vai trò lãnh đạo làng. Lúc đó ông mới 17 tuổi.

Biến đổi khí hậu còn làm cho những cây thuốc biến mất vì lượng mưa giảm. Trước kia khu rừng được xem là “hiệu thuốc” với những dược liệu quý thì giờ đây việc tìm cây thuốc trở nên khó khăn hơn. Nạn phá rừng đã khiến độ che phủ giảm mạnh, xói mòn đất tăng lên, và chất lượng đất, nước thoát ra với mỗi cơn mưa.

Người dân không thể sinh sống như trước đây. Sự khan hiếm nước xảy ra ở khắp mọi nơi. Đất thì nghèo nàn, vì vậy, họ phát triển những gì có thể để tồn tại và làm việc chăm chỉ hơn nhưng thu được ít hơn.

Các tầng chứa nước đang cạn kiệt. Hạn hán dữ dội hơn bao giờ hết đã gây thiệt hại cho các trang trại ngày càng mở rộng. Dân làng đối mặt với áp lực phải bán hết hoặc cho thuê những gì còn lại của lãnh thổ của họ.

Ngân hàng Thế giới ước tính nếu biến đổi khí hậu tiếp tục, 216 triệu người có thể phải di dời năm 2050. Mỹ Latinh có thể chứng kiến 17 triệu người di cư trong châu lục này.

Thổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu- Ảnh 3.

Ông Tsitsiri Samaniego và người dân làng. Ảnh: Neil Giardino

Nỗ lực tìm nơi tái định cư mới

Để tìm một nơi tái định cư cho dân làng, ông Tsitsiri đi đến Sở Ucayali phía Đông Amazon sau chặng đường hàng trăm km. Ở đó, ông xác định được vài nghìn ha đất hoang gần các cộng đồng Ashaninka khác dọc theo sông Sheshea xa xôi, nơi ông hy vọng sẽ di dời ngôi làng của mình đến. Kế hoạch của ông là từ từ thiết lập một chỗ đứng trong khu vực và, theo thời gian, có được vùng đất hợp pháp.

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản. Khu vực Ucayali có thể còn những khu rừng tương đối nguyên vẹn, nhưng nó cũng nằm trong tình trạng buôn bán cocaine đang gia tăng. Thợ đốn gỗ và thợ mỏ bất hợp pháp cũng có chỗ đứng trong khu vực này. Tiếp theo là những rào cản về giấy tờ, thủ tục.

Thổ dân rời quê hương vì biến đổi khí hậu- Ảnh 4.

Ông Tsonkiri Samaniego thổi sáo làm từ lau sậy. Ảnh: Neil Giardino

Ông Tsitsiri vẫn không bị nản lòng bởi những trở ngại trên. Ông dự định cuối năm nay bắt đầu đưa người dân đến Ucayali theo từng giai đoạn. Gần đây, ông đến Ucayali với gia đình để thành lập một nơi trú ngụ.

Tsitsiri hy vọng rằng, hành trình khảo sát tiếp theo của ông đến Ucayali sẽ đưa cộng đồng đến gần vùng đất hứa và đặt nền tảng cho các thế hệ tương lai.

Theo Al Jazeera
spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật