Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cam kết sẽ đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ cần thiết trên cơ sở các số liệu kinh tế. Tuy nhiên, theo CNBC, ECB nhiều khả năng sẽ bỏ qua sự tăng tốc gần đây của lạm phát tại khu vực eurozone mà khởi động việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2019.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) – Christine Lagarde phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp của hội đồng quản trị tại Frankfurt am Main, miền Tây nước Đức, vào 11/4/2024 |
Điều này, sẽ đánh dấu sự kết thúc chính thức của chu kỳ tăng lãi suất nhanh kỷ lục bắt đầu sau đại dịch Covid-19 khi lạm phát ở châu Âu tăng cao hơn. Sự chú ý của các nhà đầu tư có vẻ như đã chuyển sang những gì sẽ xảy ra sau khi tổ chức có trụ sở tại Frankfurt – Đức cắt giảm vào tháng 6 này.
Mark Wall, người theo dõi ECB tại Deutsche Bank, cho biết: “Đánh giá theo bình luận từ các quan chức, sự tăng tốc của lạm phát trong tháng 5 là kết quả của những yếu tố chỉ xuất hiện một lần, nên việc hạ lãi suất trong cuộc họp vào ngày 6/6 là điều chắc chắn”.
Lạm phát ở eurozone trong tháng 5 cao hơn một chút so với dự kiến với lạm phát chung ở mức 2,6% và lạm phát cơ bản ở mức 2,9%. Trên hết, mức tăng lương được đưa ra đàm phán – một con số được ECB theo dõi chặt chẽ – đã tăng tốc trở lại trong quý đầu tiên lên 4,7% sau khi chạm mức 4,5% vào quý IV/2023.
“Nhiều dữ liệu trong số này bị bóp méo bởi các hiệu ứng một lần”, nhà kinh tế trưởng của Berenberg, Holger Schmieding cho biết. Ví dụ, một số quốc gia như Đức thực hiện các khoản thanh toán một lần khiến lương tăng bất thường vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, theo các nhà hoạch định chính sách của ECB, nhiều khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất khác vào tháng 7 năm nay.
Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu Isabel Schnabel cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công cộng ARD của Đức hôm 16/5: “Chúng tôi thấy rằng một số yếu tố của lạm phát đang tỏ ra dai dẳng – đặc biệt là lạm phát trong nước nhất là lĩnh vực dịch vụ”.
Sự khác biệt giữa Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và sự thiết lập lãi suất riêng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), có vẻ “cao hơn trong thời gian dài hơn”. Việc tăng lãi suất không dễ dàng vì nó có thể có ý nghĩa mạnh mẽ đối với tỷ giá hối đoái euro và đô la, vốn gây ra lạm phát thông qua giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. Trong thời gian từ 6-12 tháng, chênh lệch lãi suất chính sách của Fed và ECB đang tăng lên mức cao trong lịch sử.
>> ECB chấp nhận một quỹ đạo lãi suất riêng biệt với Fed?