spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpThị trường gọi xe công nghệ: 'Miếng bánh' to sẽ thuộc về...

Thị trường gọi xe công nghệ: ‘Miếng bánh’ to sẽ thuộc về ai?

Với tiềm năng tăng trưởng lớn, thị trường gọi xe Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Thị trường gọi xe ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi taxi truyền thống và xe công nghệ, mà đã mở rộng sang nhiều loại hình dịch vụ khác như xe hợp đồng đưa đón học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân và cả dịch vụ lái xe cho khách hàng đã sử dụng rượu bia.

Với tiềm năng lớn và dư địa phát triển còn nhiều, thị trường này trở nên vô cùng sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn.

Cạnh tranh quyết liệt

Theo ước tính, quy mô thị trường gọi xe tại Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 880 triệu USD, tăng thêm 160 triệu USD so với năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng dự báo lên đến gần 20%/năm, thị trường này sẽ tiếp tục mở rộng thêm khoảng 200 triệu USD mỗi năm.

Mặc dù quy mô thị trường đang ngày càng gia tăng, một số loại hình gọi xe truyền thống lại gặp phải khó khăn, thậm chí suy giảm mạnh.

Ví dụ, trước đại dịch Covid-19, Vinasun từng duy trì từ 6.000 đến 7.000 đầu xe với lượng khách hàng ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu sụt giảm sau dịch khiến số lượng xe giảm đáng kể. Không chỉ riêng Vinasun, nhiều hãng taxi khác cũng đã phải cắt giảm 50%-70% số đầu xe so với thời kỳ trước đại dịch. Ngay cả các hãng xe công nghệ như Grab cũng không tránh khỏi việc phải giảm bớt hàng chục nghìn xe trên hệ thống.

>> Xanh SM chiếm lĩnh thị trường gọi xe công nghệ, trực tiếp ‘phả hơi nóng’ lên Grab

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM, nhận định rằng thị trường gọi xe vẫn còn rất nhiều tiềm năng và đang hồi phục sau thời kỳ dịch bệnh căng thẳng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các hãng xe buộc phải đầu tư lớn hơn.

Chẳng hạn, Taxi Mai Linh đã ký hợp đồng mua gần 10.000 xe mới trong vòng 5 năm tới, với hơn 2.000 xe dự kiến sẽ được nhận trong năm nay. Vinasun cũng không đứng ngoài cuộc khi đầu tư thêm 2.000 xe hybrid mới, trong đó 800-900 xe sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2024, phần còn lại sẽ được triển khai vào năm 2025.

Thị trường gọi xe công nghệ: 'Miếng bánh' to sẽ thuộc về ai?
Xe điện của VinFast được nhiều doanh nghiệp chọn mua để phục vụ dịch vụ đưa đón

>> Bất ngờ: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tạo ra “hiện tượng Tiktok Shop” trong lĩnh vực gọi xe công nghệ

Dù không phải là một doanh nghiệp taxi lớn, Công ty TNHH Đồng Thúy – chủ sở hữu thương hiệu Lado Taxi – vẫn mạnh tay ký hợp đồng mua và thuê thêm 2.500 ô tô điện VinFast. Trước đó, Lado Taxi đã đầu tư 500 ô tô điện để thay thế xe chạy xăng tại Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận và Đồng Nai.

Nhiều hãng taxi khác như Bách Đại Dũng, Én Vàng, Xanh Sapa, Sun Taxi… cũng đầu tư thêm hàng nghìn xe điện để phục vụ cho dịch vụ taxi và đưa đón công nhân. Đặc biệt, Sun Taxi đã “chơi lớn” với việc mua 3.000 xe điện VF5 Plus nhằm thay thế dần xe xăng đang hoạt động tại các tỉnh Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận…

Một trong những lý do chính khiến các hãng taxi quyết định đầu tư mạnh mẽ, dù nhiều công ty đang gặp khó khăn tài chính, là do nhu cầu đi lại đang tăng mạnh trở lại, đặc biệt là dịch vụ đưa đón học sinh và dịch vụ chở khách đã uống rượu bia. Nhiều hãng đã xác định chiến lược là phải đầu tư lớn để tạo bàn đạp tăng trưởng trong những năm tới.

>> Hãng xe công nghệ Be có ‘bước đi’ mới: Cho phép khách hàng dùng trước trả sau, miễn lãi 45 ngày

Xu hướng đa dạng hóa dịch vụ

Nhận định về tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường gọi xe, ông Võ Quốc Bình, đại diện Công ty CP Tập đoàn Togo (TP HCM), cho biết doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua hơn 2.000 ô tô điện để phục vụ cho các dịch vụ của công ty. Theo kế hoạch, năm 2024, Togo sẽ nhận trước 500 xe, trong đó hơn 100 chiếc đã được bàn giao. Đồng thời, công ty còn ký hợp đồng với VinFast để mua 1.000 chiếc VF 3.

Ông Bình tiết lộ rằng, Togo sẽ sử dụng các xe ô tô điện mini VF 3 để cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng đã uống rượu bia tại TP HCM. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân với hình thức thuê bao tháng, mức phí là 2,89 triệu đồng/người/tháng cho quãng đường 16 km cả đi và về.

“Dù thị trường taxi truyền thống và xe công nghệ vẫn còn nhiều cơ hội phát triển, chúng tôi quyết định không tham gia vào đó mà tập trung vào phân khúc khác. Lý do là với tần suất hoạt động cao, phương tiện thường nhanh xuống cấp và không đảm bảo chất lượng. Chưa kể, tình trạng tài xế tranh giành khách, lái xe ẩu cũng là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, với xu hướng cá nhân hóa ngày càng cao, chúng tôi chọn hướng cung cấp dịch vụ thuê bao cho cá nhân,” ông Bình giải thích chiến lược hoạt động của Togo.

ThS Trần Anh Tùng, Trưởng ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP HCM, nhận xét rằng để phát triển, các hãng taxi cần tái cấu trúc mô hình kinh doanh và mang đến các dịch vụ hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, có thể tăng chiết khấu, giảm giá cho khách hàng đặt xe qua ứng dụng, cải thiện thái độ phục vụ của tài xế, và nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể.

>> Sau gần 6 năm ‘bắt tay’ với Grab, Ví điện tử Moca bất ngờ ngừng hoạt động

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật