spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếCác nhà hoạch định chính lo ngại hành động vội vàng của...

Các nhà hoạch định chính lo ngại hành động vội vàng của ECB sẽ thúc đẩy lạm phát tại châu Âu

(ĐTCK) Các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quan điểm thận trọng về việc cắt giảm lãi suất hơn nữa vào thời điểm mà áp lực tiền lương đang tỏ ra dai dẳng.
Các nhà hoạch định chính lo ngại hành động vội vàng của ECB sẽ thúc đẩy lạm phát tại châu Âu

“Ngân hàng trung ương cần đưa ra quyết định của mình khá thận trọng và không vội vàng cắt giảm lãi suất”, Madis Muller, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia cho biết.

Nhận xét nhấn mạnh hậu quả của một động thái táo bạo nhằm tách rời chính sách tiền tệ của khu vực đồng euro khỏi con đường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến ECB rơi vào tâm thế ngập ngừng và do dự về bước tiếp theo.

Quyết định cắt giảm lãi suất hôm thứ Năm (6/6) của ECB chỉ là quyết định thứ hai cho đến nay của các ngân hàng trung ương G7 nhằm giảm chi phí đi vay sau động thái của Ngân hàng Trung ương Canada vào thứ Tư (5/6).

Chủ tịch ECB Christine Lagarde tiết lộ dự báo cho thấy các nhà hoạch định chính sách giờ đây sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%, đồng thời cho biết ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các quyết định phụ thuộc vào dữ liệu trên cơ sở từng cuộc họp. Điều đó báo hiệu rằng, lần cắt giảm tiếp theo sẽ khó đến sớm, một cách tiếp cận mà các nhà hoạch định chính sách theo quan điểm diều hâu đặc biệt đồng ý.

Vào thứ Sáu (7/6), dữ liệu quan trọng của ECB đã cho thấy, tiền lương trong quý đầu năm 2024 tăng 5,1% so với một năm trước, cao hơn mức tăng 4,9% của quý trước.

Trong khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan, Olli Rehn nhấn mạnh rằng lạm phát được dự đoán sẽ đạt mục tiêu 2% trong năm tới, thì Thống đốc Ngân hàng Trung ương Latvia, Martins Kazaks lại cảnh báo rằng “chiến thắng vẫn chưa nằm trong tay”.

“Áp lực giá trong nước vẫn còn mạnh… Thị trường lao động thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp thấp, điều này gây áp lực lên tiền lương”, ông Martins Kazaks cho biết.

Trong khi đó, Robert Holzmann, Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Áo cho biết rằng, động thái trong tuần này là một động thái cắt giảm diều hâu, có nghĩa là Hội đồng Quản trị sẽ “thận trọng hơn một chút trong tương lai”.

Thống đốc Bundesbank Joachim Nagel và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhaum cũng đều có chung cách tiếp cận thận trọng.

Theo ông Joachim Nagel, ECB không nên “ở chế độ lái tự động” về việc hạ lãi suất, còn ông Francois Villeroy de Galhaum cho biết: “chúng tôi sẽ điều chỉnh nhịp điệu chính xác của đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo mà không vội vàng hay trì hoãn khi triển vọng giảm phát đã được xác nhận”.

Trong khi đó, theo thành viên Hội đồng Quản trị ECB, Robert Holzmann, việc giảm thêm chi phí vay của ECB có thể có nguy cơ tác động mạnh hơn đến tỷ giá hối đoái và lạm phát đồng euro.

“Nếu giả định ban đầu về ba lần cắt giảm lãi suất thành hiện thực và Fed không phản hồi, điều đó chắc chắn sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái và kéo theo đó là lạm phát”, ông cho biết.

Ông cũng là người duy nhất phản đối quyết định cắt giảm lãi suất khu vực đồng euro trong tuần này, bởi ông cho rằng, các quyết định dựa trên dữ liệu phải được hướng dẫn bởi các con số. Việc cắt giảm lãi suất đi kèm với dự báo lạm phát cao hơn của ECB cho năm 2024 và 2025 cũng khiến thị trường phải đoán xem các nhà hoạch định chính sách sẽ làm gì tiếp theo.

“Đã có sự xem xét dữ liệu và trao đổi về dữ liệu với các quan điểm khác nhau…Ý kiến ​​của Hội đồng là không còn cách nào khác, cũng bởi vì đã có thông báo rằng quyết định như vậy sẽ được đưa ra vào tháng 6”, ông Robert Holzmann cho biết.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây