spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếDự án nhà máy tái chế pin xe điện lớn nhất châu...

Dự án nhà máy tái chế pin xe điện lớn nhất châu Âu: Trải dài gần 22.000m2, có thể xử lý 30.000 tấn pin/năm, tiêu tốn 200 triệu USD

Hoạt động tại nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Một nhà máy tái chế pin khổng lồ đang được xây dựng tại Đức bởi công ty khởi nghiệp Cylib, nhằm tìm cách giảm thiểu chất thải từ pin xe điện đã qua sử dụng.

Cylib, được hậu thuẫn bởi hãng xe hạng sang Porsche và nhà sản xuất thiết bị gia dụng Bosch, đã bắt đầu xây dựng cơ sở mới tại thị trấn Dormagen, thuộc liên bang Bắc Rhine-Westphalia của Đức vào ngày 9/9.

Với chi phí hơn 180 triệu euro (200 triệu USD), địa điểm này dự kiến trải dài trên diện tích gần 22.000m2 và sẽ sản xuất pin tái chế cho ngành công nghiệp xe điện tại châu Âu.

Theo Cylib, đây sẽ là cơ sở tái chế pin lithium-ion đầu cuối lớn nhất ở châu Âu.

Dự án nhà máy tái chế pin xe điện lớn nhất châu Âu: Trải dài gần 22.000m2, có thể xử lý 30.000 tấn pin/năm, tiêu tốn 200 triệu USD - ảnh 1
Một công ty khởi nghiệp được Porsche và Bosch hậu thuẫn đang xây dựng một cơ sở tái chế pin xe điện khổng lồ tại Đức. Ảnh: CNBC

Họ dự định tái chế khoảng 30.000 tấn pin hết hạn sử dụng mỗi năm, gần gấp 3 so với quy mô của nhà máy lớn nhất hiện tại, Hydrovolt – một liên doanh giữa nhà sản xuất pin xe điện Thụy Điển Northvolt cùng công ty nhôm và năng lượng tái tạo Hydro có trụ sở tại Na Uy.

Được biết Hydrovolt có khả năng tái chế 12.000 tấn pin hết hạn sử dụng hàng năm, theo trang web của Hydro.

CNBC cho hay, Porsche dự kiến sẽ sử dụng pin tái chế do cơ sở mới của Cylib sản xuất, hãng xe đã đầu tư vào công ty khởi nghiệp này như một phần của vòng gọi vốn 55 triệu euro. Hiện các kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn đầu và chưa được chính thức hóa.

Tầm quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sang xe điện

Tái chế pin hiện là ưu tiên chính của Liên minh châu Âu (EU), khu vực đang tìm cách đảm bảo sự phát triển bền vững của loại pin cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe điện.

Được thành lập vào năm 2022 bởi nữ doanh nhân người Đức Lilian Schwich, chồng bà Gideon Schwich và Paul Sabarny, Cylib sử dụng kỹ thuật tách lithium và graphite ra khỏi pin lithium-ion hết hạn sử dụng bằng nước để tái sử dụng vật liệu.

Đầu năm nay, công ty đã huy động được 55 triệu euro tài trợ từ một số nhà đầu tư như công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào khí hậu World Fund, Porsche Ventures, Bosch và DeepTech & Climate Fonds.

Nhà máy mới chủ yếu sẽ phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ô tô, sản xuất pin và hóa chất.

Hoạt động tại nhà máy theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2026. Giám đốc điều hành Lilian Schwich nói rằng động thái này đóng vai trò quan trọng trong khả năng sản xuất hàng loạt của Cylib.

Bà bình luận: “Cylib đạt được quy mô sản xuất công nghiệp sẽ là động lực chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng pin mạnh mẽ của châu Âu. Tái chế pin đang tiên phong cho nền kinh tế tuần hoàn, chứng minh rằng thành công về mặt kinh tế tương thích với việc giảm tác động môi trường”.

Theo CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật