spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính98% nhà băng Trung Quốc từ chối giao dịch bằng nội tệ...

98% nhà băng Trung Quốc từ chối giao dịch bằng nội tệ với Nga: Moscow hết cách né đòn cấm vận từ Mỹ?

Đầu tiên là các ngân hàng Trung Quốc lớn, và bây giờ là các ngân hàng địa phương nhỏ hơn, đã tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ để tự bảo vệ mình khỏi các lệnh cấm vận thứ cấp.

Tờ Newsweek ngày 15/9 đưa tin, động thái chuyển hướng sang Trung Quốc của Nga đã phải đối mặt với nhiều trở ngại trong năm nay khi các ngân hàng Trung Quốc đang từ chối các giao dịch với Nga do cảnh giác với lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine, buộc các ngân hàng Nga phải tăng phí chuyển tiền bằng nhân dân tệ (RMB).

98% nhà băng Trung Quốc từ chối giao dịch bằng nội tệ với Nga: Moscow hết cách né đòn cấm vận từ Mỹ?- Ảnh 1.

Nga đã phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc do các lệnh trừng phạt kinh tế mà Moscow phải đối mặt kể từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022. Ảnh: Getty

Theo Newsweek, kể từ khi xung đột với Ukraine bắt đầu, nước Nga dù bị trừng phạt nặng nề song đã được hưởng lợi từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, khi thương mại song phương tăng vọt 26% lên mức cao 240 tỷ USD vào năm ngoái, và Nga trở thành nguồn cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào tháng trước, truyền thông Nga đưa tin rằng khoảng 98% các ngân hàng Trung Quốc hiện từ chối các giao dịch bằng RMB với các đối tác Nga. Đầu tiên là các ngân hàng lớn, và bây giờ là các ngân hàng địa phương nhỏ hơn, đã tuân thủ các lệnh trừng phạt được chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra, để bảo vệ họ khỏi các lệnh trừng phạt thứ cấp.

Theo Newsweek, nguồn cung RMB hạn chế này đã khiến thanh khoản gặp khó, có vẻ như là nguyên nhân thúc đẩy các ngân hàng Nga tăng phí dịch vụ gần đây.

Và các công ty Nga kinh doanh với Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với những rào cản bổ sung trong tháng này, lần này là từ các bên cho vay trong nước Nga.

Cổng thông tin tài chính Frank Media của Nga đưa tin vào tuần trước rằng, Ngân hàng thương mại Nga Expobank JSC đã tăng mạnh phí dịch vụ chuyển tiền bằng RMB từ 1,2% với mức phí tối thiểu là 350 RMB (tương đương 1,2 triệu VNĐ) lên 6,5%.

Ngân hàng cho vay Nga Uralsib Bank hôm 13/9 cũng đã tăng phí đối với các giao dịch chuyển khoản bằng RMB lên 6,5% số tiền được chuyển. Ngân hàng này còn cho biết sẽ nâng quy định số tiền chuyển khoản tối thiểu bằng đồng RMB lên 400 RMB (1,4 triệu VNĐ).

Trong khi đó, Ngân hàng SDM của Nga đã tăng phí dịch vụ đối với các giao dịch chuyển khoản bằng RMB lên 6,2%.

“Vì ngày càng khó thanh toán bằng loại tiền này nên phí tăng. Do đó, phí tăng có liên quan trực tiếp đến việc thiếu nguồn cung [RMB] trên thị trường”, Phó Chủ tịch Ngân hàng SDM Vyacheslav Andryushkin cho biết. “Đối với chúng tôi, điều này có nghĩa là phí chuyển tiền từ các ngân hàng của chúng tôi sẽ cao hơn.”

Theo Newsweek, điều đó đã dẫn đến một thực tế là các nhà nhập khẩu Nga ngày càng phải dựa vào các bên trung gian.

Alexey Maslov – Giám đốc Viện các quốc gia châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Moscow – nhận định, một giải pháp khả thi có thể đáp ứng nhu cầu của cả hai nước là một ngân hàng chung Nga – Trung Quốc.

“Ý tưởng về một ngân hàng Nga – Trung Quốc đã được thảo luận từ nhiều thập kỷ trước, nhưng sau đó nó không phù hợp nữa, vì hệ thống hiện tại đã hoạt động một cách trơn tru”, ông Maslov nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.

Mô hình ngân hàng chung này đang được “truyền thông Trung Quốc tích cực thảo luận”, ông Maslov cho biết, đồng thời thừa nhận rằng khái niệm này vẫn đang ở giai đoạn rất sớm.

Về lý thuyết, sẽ là “các chi nhánh của cùng một tổ chức [ngân hàng] hoạt động trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc”, ông Maslov cho biết thêm rằng các giao dịch sẽ được giữ kín với bên thứ ba.

Theo Newsweek, việc đưa Sàn giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX) vào danh sách trừng phạt của Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã hạn chế giao dịch bằng USD và cặp tiền tệ kết hợp với USD, khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào đồng RMB trong thương mại quốc tế và dự trữ tiền tệ. Điều này cũng khiến nền kinh tế của Nga dễ bị tổn thương hơn trước chính sách tiền tệ và động thái điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nước láng giềng Trung Quốc.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật