spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếPhát hiện bất ngờ về thành phố 'cổ nhất thế giới'

Phát hiện bất ngờ về thành phố ‘cổ nhất thế giới’

Một số bằng chứng khảo cổ mới cho thấy thành phố đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở nơi không ai ngờ tới.

Trong ấn phẩm mới nhất của tờ báo Thụy Sỹ Neue Zürcher Zeitung, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ tàn tích của những gì được cho là “thành phố lớn nhất thế giới” chỉ qua việc phân tích những mảnh gốm rải rác.

Phân tích trên đã phát hiện không phải ở các khu vực Trung Á hay Lưỡng Hà, mà một quần thể di chỉ khảo cổ có niên đại từ thời Trypillia (tức khoảng năm 4000 trước Công nguyên) ở Ukraine mới được xem là thành phố cổ nhất thế giới.

Theo báo Euromaidan Press, những phát hiện khảo cổ mới này không chỉ vén thêm bức màn bí mật về về nguồn gốc của các thành phố trong quá khứ, mà còn “làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi về tổ chức xã hội thời nguyên thủy, tính bền vững và bản chất của một thành phố”.

Joseph Muller – nhà khảo cổ học từ Đại học Kiel (Đức) bắt đầu nghiên cứu những di chỉ lớn này ở Ukraine từ năm 2011, dựa trên các nghiên cứu cơ bản được thực hiện vào những năm 1960 bởi một nhà địa hình quân sự. Nghiên cứu này từng phát hiện 250 địa điểm được cho là có dấu vết xây dựng của nguời tiền sử.

Bằng kỹ thuật địa từ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm những cấu trúc do con người tạo dựng dưới bề mặt Trái đất ở khu vực trên, trong đó có dấu tích các thành phố từ thời kỳ Trypillia, với diện tích trải dài tới 100 ha.

“Viết lại” lịch sử đô thị hóa

Không giống với các thành phố lớn hiện nay, các “siêu đô thị” thời kỳ Trypillia được quy hoạch theo hình tròn hoặc bầu dục. Ở đó, các ngôi nhà được quây lại thành các vòng tròn đồng tâm, trong khi các đại lộ hoặc hành lang rộng thường nằm ở giữa.

“Đây là những thành phố được quy hoạch đầu tiên của loài người”, báo Neue Zürcher Zeitung khẳng định, đồng thời tiết lộ chúng có diện tích lớn hơn cả Monaco, ngang với Công viên Trung tâm ở New York (Mỹ).

Hình ảnh mô phỏng một khu đô thị thời kỳ Trypillia. Nguồn: Wikimedia
Hình ảnh mô phỏng một khu đô thị thời kỳ Trypillia. Nguồn: Wikimedia

Theo các nghiên cứu, nhà cửa tại các “siêu đô thị” này được làm bằng gỗ, đất sét và có khả năng đã bị phá hủy trong một số cuộc xung đột vũ trang thời cổ đại.

Bên cạnh đó, những ngôi mộ riêng lẻ tại đô thị này là thứ mà nhóm người mai táng thể hiện vai trò của họ với những người khác. “Nếu không có ngôi mộ nào được đánh dấu theo cách thân thiện với nhà khảo cổ học, điều đó không có nghĩa là không có sự sùng bái người chết”, nhà khảo cổ học Joseph Muller nhận định.

Những khám phá mới này thách thức các giả định trước đây về quá trình đô thị hóa trong lịch sử loài người, và phần nào xóa bỏ quan niệm cho rằng các thành phố chỉ được hình thành cuối thời Đồ Đá – đầu thời Đồ Đồng (khoảng năm 3300 trước Công nguyên).

Chúng cũng khiến giới khảo cổ đặt câu hỏi về việc động lực nào khiến con người chọn việc sống tụ tập thành một trung tâm đô thị lớn thay vì phân chia thành các cộng đồng nhỏ hơn, và lý do nào khiến những đô thị như vậy biến mất một cách bí ẩn vào khoảng những năm 3.600 trước Công nguyên.

>> Kho báu khổng lồ chứa 1.000 tấn vàng nằm im dưới hố thiên thạch 2 tỷ năm, thành phố có 550.000 cư dân nhưng vì sao không ai dám khai thác?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật