spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpNhiều tập đoàn quốc tế muốn 'rót' hàng tỷ USD vào Việt...

Nhiều tập đoàn quốc tế muốn ‘rót’ hàng tỷ USD vào Việt Nam

Với những chính sách đặc biệt, Việt Nam hiện đang là lựa chọn ưu tiên đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Gần đây, Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ) đã đến tỉnh Hưng Yên để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực khách sạn, sân golf và tổ hợp giải trí.

Dù kế hoạch chi tiết chưa được công bố, nhưng Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, đã bày tỏ sự ủng hộ và cam kết tạo điều kiện thuận lợi trong khung khổ pháp lý để Tập đoàn này có thể tiến hành tìm hiểu và hợp tác đầu tư tại địa phương.

Nhiều tập đoàn quốc tế muốn 'rót' hàng tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn The Trump Organization làm việc tại tỉnh Hưng Yên. Nguồn: Báo Hưng Yên

Trước The Trump Organization, Tập đoàn Rosen Partners LLC cũng thể hiện mong muốn phát triển dự án công viên giải trí theo mô hình Disneyland tại các khu vực Gia Lâm và Long Biên (Hà Nội).

Không chỉ các tập đoàn đến từ Mỹ, mà nhiều tập đoàn châu Á cũng đang đẩy mạnh kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, Samsung Display sắp sửa đầu tư 1,8 tỷ USD vào Bắc Ninh, với mục tiêu mở rộng hoạt động tại Khu công nghiệp Yên Phong, nơi đã có nhà máy sản xuất màn hình OLED cao cấp.

Lũy kế tới nay, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt 24,2 tỷ USD, cao gấp 36 lần so với khoản đầu tư ban đầu 670 triệu USD vào năm 2008 tại Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) ở Bắc Ninh.

Dự kiến, Samsung Display sẽ ký kết biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bắc Ninh khi Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư được tổ chức trở lại sau thời gian trì hoãn vì bão Yagi.

Nhiều tập đoàn quốc tế muốn 'rót' hàng tỷ USD vào Việt Nam
Samsung Display chi 1,8 tỷ USD làm dự án ở Bắc Ninh

Sự mở rộng của Samsung cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho các tập đoàn công nghệ lớn. Thực tế, nhiều công ty công nghệ như: SpaceX, Amkor, Lam Research, Google, Apple… đều đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Cụ thể, Lam Research dự định đầu tư 1-2 tỷ USD để phát triển nhà máy và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Trong khi đó, Amkor đã tăng vốn đầu tư thêm 1,07 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 1,6 tỷ USD và sẽ được UBND tỉnh Bắc Ninh trao chứng nhận đầu tư điều chỉnh tại hội nghị sắp tới.

Ngoài các tập đoàn Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A.

Theo ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ M&A xuyên quốc gia của RECOF Corporation, nhiều tập đoàn Nhật Bản đã bắt đầu coi Việt Nam như một trung tâm cung ứng quan trọng trong khu vực, thay thế Trung Quốc hoặc Thái Lan.

Thực tế, một số công ty Nhật cũng đang mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Để đón hàng chục tỷ USD từ dòng vốn ngoại, Việt Nam đang nỗ lực cải cách thể chế để gia tăng năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Dự kiến, trong ngày 20/9, Chính phủ tiếp tục có cuộc họp bàn về nội dung này.

Một công ty thuộc tập đoàn Samsung ‘ngỏ ý’, muốn đầu tư tại Vĩnh Phúc

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật