spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpTỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tiếng Anh sẽ là 'cần câu cơm'...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tiếng Anh sẽ là ‘cần câu cơm’ tốt hơn cho trẻ ở vùng khó khăn

Vingroup cùng các doanh nghiệp khác sẵn sàng tham gia hỗ trợ tài chính cho việc tăng cường giáo viên giảng dạy tại các vùng sâu, vùng xa.

Sáng 21/9, Thường trực Chính phủ tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sungroup… Hội nghị này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư ví như “hội nghị Diên Hồng” của khu vực kinh tế tư nhân, có sự tham gia của các lãnh đạo Chính phủ bộ ngành, bàn những giải pháp để chung tay phát triển đất nước.

Là doanh nghiệp sở hữu 6 thương hiệu nằm trong Top 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, nhận định rằng hội nghị lần này là “hành động truyền lửa” giúp cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Vingroup, thêm động lực và năng lượng để tiếp tục phấn đấu phát triển kinh tế.

Ông Vượng cũng đề xuất Chính phủ đẩy mạnh việc đào tạo và phổ cập tiếng Anh không chỉ trong hệ thống trường công lập, mà còn hướng tới toàn dân, nhằm xây dựng một xã hội công dân toàn cầu. Vingroup cùng các doanh nghiệp khác sẵn sàng tham gia hỗ trợ tài chính cho việc tăng cường giáo viên giảng dạy tại các vùng sâu, vùng xa.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tiếng Anh sẽ là 'cần câu cơm' tốt hơn cho trẻ ở vùng khó khăn
Hình ảnh Chủ tịch Vingroup tại Hội nghị ngày 21/9

>> Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup (VIC) đăng ký làm 500.000 căn nhà ở xã hội

Theo ông Phạm Nhật Vượng, việc đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu vùng xa đến các thành thị thì giống như chúng ta tạo “cần câu cơm” tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai.

Bên cạnh đó, ông Vượng cũng đề xuất Chính phủ cần tăng cường hoặc mở rộng hạn ngạch đầu tư đào tạo sinh viên trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn… Đồng thời, vị Chủ tịch này cũng đề xuất áp dụng cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục, cụ thể là với các dự án nhà ở xã hội, hiện đang gặp nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề lợi nhuận 10%.

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp phụ trợ. Nếu đẩy mạnh việc này thì Việt Nam sẽ có ngành công nghiệp phụ trợ rất mạnh.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải, cũng kiến nghị Chính phủ chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và cơ khí, qua đó tạo đà cho sự phát triển của công nghiệp nền tảng tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, ông Dương khuyến nghị có thể áp dụng mô hình phát triển rừng kết hợp chăn nuôi, thậm chí có một số chuyển đổi nông nghiệp để có những khu liên hợp vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi để hoạt động được tuần hoàn.

Ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KN Group, bày tỏ kỳ vọng rằng với sự ủng hộ từ Chính phủ, sẽ có ngày càng nhiều sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu nội địa vươn tầm thế giới.

Ông đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án công nghiệp thế hệ mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư và đất đai, đồng thời đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo…

>> Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Trần Bá Dương chung quan điểm – một ngành công nghiệp sắp ‘lên ngôi’?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật