spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếTử tù thụ án lâu nhất thế giới vừa được tuyên bố...

Tử tù thụ án lâu nhất thế giới vừa được tuyên bố vô tội

Một chiếc quần dính máu trong thùng đậu nành lên men (miso) và lời thú tội bị cáo buộc là cưỡng bức đã đưa Iwao Hakamata vào án tử hình trong những năm 1960. Sau hơn 5 thập kỷ, tù nhân chịu án tử lâu nhất thế giới đã được tuyên trắng án, theo đài NHK.

Ngày 26/9, tòa án Nhật Bản đã tuyên bố ông Hakamata, 88 tuổi, vô tội, sau khi bị kết án tử hình vào năm 1968 vì tội giết một gia đình. Phán quyết này đánh dấu sự kết thúc của một cuộc chiến pháp lý kéo dài, thu hút sự chú ý toàn cầu về hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Bản và khơi lên những lời kêu gọi bãi bỏ án tử hình tại nước này.

tu-tu-4-1727349725-672-width954height635.jpg
Ông Iwao Hakamada (ngồi) cùng chị gái

Thẩm phán Kunii Tsuneishi của Tòa án quận Shizuoka đã đưa ra một phán quyết gây chấn động khi khẳng định chiếc quần dính máu, bằng chứng vật lý quan trọng nhất trong vụ án Hakamata, là bằng chứng bị làm giả.

“Tòa án không thể chấp nhận giả thuyết rằng các vết máu có thể giữ nguyên màu đỏ sau khi ngâm trong miso suốt hơn một năm. Rõ ràng, các vết máu đã được xử lý và giấu trong bể bởi các nhà điều tra sau một khoảng thời gian đáng kể kể từ khi vụ án xảy ra”, Tsuneishi nhấn mạnh. “Ông Hakamata không thể bị coi là tội phạm”.

Từng là võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, Hakamata đã nghỉ hưu vào năm 1961 và nhận công việc tại một nhà máy chế biến đậu nành ở Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, một lựa chọn đã làm thay đổi cuộc đời ông. Tuy nhiên, cuộc sống yên bình của ông đã bị đảo lộn hoàn toàn khi chủ nhà máy cùng vợ và hai con bị sát hại dã man vào tháng 6/1966. Là một người đàn ông đã ly hôn, làm thêm tại quán bar, Hakamata trở thành nghi phạm hàng đầu trong vụ án mạng kinh hoàng này.

Sau nhiều ngày bị thẩm vấn không ngừng, Hakamata ban đầu thừa nhận tội trạng, nhưng sau đó đã thay đổi lời khai, cho rằng cảnh sát đã ép buộc ông phải thú tội bằng cách đánh đập và đe dọa. Mặc dù liên tục khẳng định rằng cảnh sát đã làm giả bằng chứng, Hakamata vẫn bị tuyên án tử hình với tỉ lệ 2-1 từ các thẩm phán. Vị thẩm phán bất đồng duy nhất đã từ chức 6 tháng sau đó, thất vọng vì không thể ngăn chặn bản án.

Tháng 3/2014, xét nghiệm DNA trên máu cho thấy không trùng khớp với máu của ông Hakamada hoặc các nạn nhân. Điều này đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của bản án và dấy lên khả năng các công tố viên đã ngụy tạo bằng chứng. Vì tuổi cao và sức khỏe tinh thần yếu, Hakamata được thả tự do trong khi chờ phiên tòa xét xử.

Ban đầu, Tòa án Tối cao Tokyo đã bác bỏ yêu cầu xét xử lại mà không rõ lý do, nhưng đến năm 2023, họ đã đồng ý cho Hakamata một cơ hội thứ hai theo lệnh của Tòa án Tối cao Nhật Bản. Theo Bộ Tư pháp, việc xét xử lại rất hiếm ở Nhật Bản, nơi có tỉ lệ kết án lên tới 99%.

Tòa án Shizuoka do đó đã chấp thuận thả tự do cho ông Hakamada sau 46 năm chờ thi hành án tử.

Ông Hakamada đã được thả khỏi tù nhưng những tranh chấp pháp lý, sự phản đối từ các công tố viên, đã khiến phiên tòa phải xét xử lại và tuyên trắng án cho ông. Đây là sự kiện hiếm hoi trong hệ thống pháp luật Nhật Bản.

Năm 2018, ông chia sẻ với AFP rằng: “Tôi cảm thấy phải chiến đấu mỗi ngày, Một khi bạn nghĩ rằng mình không thể chiến thắng thì sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng”.

Sức khỏe tâm thần của ông đã suy giảm kể từ đó và chị gái ông, Hideko, người đã vận động trong nhiều thập kỷ để chứng minh ông vô tội. “Hakamada đang sống trong thế giới riêng của mình, hiếm khi nói chuyện hoặc thể hiện sự quan tâm đến người khác”, chị gái ông nói.

Theo CNN

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật