spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMB cung cấp 70.000 tỷ đồng cho phát triển bền vững

MB cung cấp 70.000 tỷ đồng cho phát triển bền vững

Nhà băng cung cấp tài chính 70.000 tỷ đồng cho hơn 30 dự án phát triển bền vững, điện mặt trời, điện gió, năng lượng sạch.

Thông tin nêu trong báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” do MB công bố ngày 17/9. Cụ thể, nhà băng cho biết đã cung cấp tài chính cho hơn 30 dự án điện mặt trời và điện gió với tổng quy mô vào khoảng 70.000 tỷ đồng. Dự án giúp các chủ đầu tư tạo ra khoảng 3.600 MW điện năng lượng tái tạo, góp phần gia tăng nguồn năng lượng sạch.

  • Báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” do MB phát hành ngày 17/9. Ảnh: MB

Để làm được điều này, MB đặt mục tiêu “phát triển bền vững” làm định hướng chiến lược cùng với các mục tiêu con người, quản trị, xã hội, môi trường và kinh tế. Bằng cách tập trung vào các yếu tố bền vững, ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm tài chính thân thiện với môi trường và các dịch vụ tiện ích. Các sáng kiến như trái phiếu xanh và các khoản vay xanh góp phần thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Bên cạnh thành tựu và kế hoạch của MB, báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” phác thảo thực trạng, xu hướng chuyển đổi số và đề xuất loạt giải pháp để thúc đẩy tài chính số bền vững.

  • Báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” do MB phát hành ngày 17/9. Ảnh: MB
  • Tòa trụ sở chính của MB tại Hà Nội. Ảnh: MB

Dựa vào các phân tích, Việt Nam đang chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh sang tài chính số bền vững. Sự chuyển dịch này được thúc đẩy bởi nhu cầu tối ưu hóa dịch vụ tài chính, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội, tạo ra hệ thống tài chính công bằng hơn. Từ đó, nhiều ngân hàng đầu tư vào công nghệ, cải tiến dịch vụ tài chính kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như các quy định quốc tế về phát triển bền vững.

Nội dung tài liệu đề cập đến việc chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam, mang lại nhiều cải tiến về quản lý, trải nghiệm người dùng và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có những chiến lược toàn diện. Các giải pháp được đề xuất như: đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin; khuyến khích đổi mới và sáng tạo; đảm bảo an ninh và bảo mật; phát triển nhân lực số; hợp tác và chia sẻ dữ liệu; thúc đẩy phát triển bền vững.

  • Báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” do MB phát hành ngày 17/9. Ảnh: MB
  • Tòa trụ sở chính của MB tại Hà Nội. Ảnh: MB
  • Những giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững cho ngành ngân hàng Việt Nam được trích từ báo cáo. Ảnh: MB

Báo cáo cho rằng xây dựng một hệ sinh thái tài chính số hiện đại và an toàn là bước đi quan trọng nhất để đảm bảo phát triển bền vững. Việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ như mạng lưới truyền thông, trung tâm dữ liệu và hệ thống bảo mật góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động, giúp các ngân hàng đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng.

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), và học máy (machine learning) cũng được nhấn mạnh. Những công nghệ này mang lại hiệu quả tự động hóa các quy trình phức tạp, cải thiện tốc độ xử lý giao dịch và mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.

Để luôn duy trì sức cạnh tranh, ngành ngân hàng phải không ngừng đổi mới và sáng tạo. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) là yếu tố sống còn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính số đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong thời đại số hóa, an ninh mạng và quản lý rủi ro là những yếu tố không thể thiếu. Các ngân hàng cần phát triển các hệ thống bảo mật tiên tiến và xây dựng quy trình quản lý rủi ro toàn diện. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi các cuộc tấn công mạng, đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra an toàn, ngay cả trong những tình huống bất ngờ.

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tài chính số bền vững là hợp tác giữa các ngân hàng với những công ty công nghệ và tổ chức tài chính khác. Việc này tạo điều kiện cho các bên chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.

Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm tài chính xanh, bao gồm trái phiếu xanh và tín dụng xanh. Những sản phẩm này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng cần tập trung vào phát triển dịch vụ tài chính số để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, giúp tài chính toàn diện và công bằng hơn.

Báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý ngân hàng. Tài liệu như một công cụ hữu ích cho những ai quan tâm đến sự phát triển của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Thái Anh

Tìm hiểu sâu hơn về tài chính số bền vững, tải Báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng – tài chính tại Việt Nam” do MB phát hành tại đây.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật