spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNỗ lực phi đô la hoá tiến gần đến đột phá mới...

Nỗ lực phi đô la hoá tiến gần đến đột phá mới khi BRICS nhóm họp tại Nga: Petroyuan liệu có thể soán ngôi thống trị của đồng bạc xanh?

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Kazan đang khám phá các giải pháp thay thế cho đô la Mỹ, trong đó, Nga đề xuất hướng tới petroyuan trong thanh toán thương mại.
Nỗ lực phi đô la hoá tiến gần đến đột phá mới khi BRICS nhóm họp tại Nga: Petroyuan liệu có thể soán ngôi thống trị của đồng bạc xanh?- Ảnh 1.

Phi đô la hóa từ lâu đã là nỗ lực của nhiều quốc gia nhằm giảm sức ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu. Từ nhu cầu đó, các cơ chế thanh toán thương mại thay thế đang được phát triển.

Trong đó, khối BRICS được cho là đang cân nhắc thay thế petrodollar thành petroyuan nhằm cạnh tranh với sự thống trị của đồng đô la Mỹ trên thị trường dầu mỏ và toàn thế giới.

BRICS ban đầu hình thành như một liên minh bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Gần đây, khối đã chào đón thêm một số quốc gia khác và tìm cách thực hiện các mục tiêu tiếp theo tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Kazan, Nga, vào tháng 10 này.

Khác với hội nghị ở Johannesburg năm 2023, hội nghị lần này được đánh giá có thể mang tính đột phá.

Trong báo cáo mới của Diễn đàn các Định chế Tài chính và Tiền tệ Chính thức (OMFIF), các nước BRICS được cho là sẽ thảo luận về cách triển khai một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán dầu thô bằng đô la hiện nay. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là ứng cử viên sáng giá.

Nhà cung cấp dầu hàng đầu nhất thế giới Saudi Arabia gần đây cũng đã xác nhận rằng họ “cởi mở với những ý tưởng mới” liên quan đến hoạt động mua bán dầu mỏ, bao gồm cả việc sử dụng đồng nhân dân tệ.

Nga cũng đang cân nhắc sử dụng petroyuan làm giải pháp thay thế cho petrodollar để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và hệ thống Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu – SWIFT. Nga vốn đã bị loại khỏi SWIFT từ năm 2022, sau khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tuy nhiên, để thành công, petroyuan phải đáp ứng ba tiêu chí: mệnh giá, phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị. Mệnh giá có thể được thực hiện ngay lập tức, chỉ cần dán mác giá nhân dân tệ lên mỗi thùng dầu. Tuy nhiên, việc đạt được tiêu chí trở thành phương tiện thanh toán lại phức tạp hơn.

Thông cáo chung của Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg đề xuất sử dụng hệ thống tài khoản liên lạc cũ để tránh Mỹ kiểm soát. Điều này đã vấp phải khó khăn khi các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt với sự giám sát khắp nơi và có thể phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các vấn đề cũng nảy sinh khi có sự mất cân bằng giữa các nước BRICS sử dụng tiền tệ quốc gia. Ví dụ, có rất nhiều rupee Ấn Độ tại các ngân hàng Nga để thanh toán cho việc nhập khẩu dầu của Nga.

Thách thức chính đối với petroyuan sẽ là cung cấp đủ nhân dân tệ cho các nước nhập khẩu dầu lớn như Ấn Độ. Vì họ không có thặng dư tài khoản vãng lai với Trung Quốc, các nước này không kiếm đủ nhân dân tệ để trả cho việc nhập khẩu dầu của họ. Họ cần được cung cấp nhân dân tệ thông qua các kênh khác.

Chức năng thứ ba là lưu trữ giá trị. Các nước xuất khẩu dầu sẽ kiếm được một lượng lớn nhân dân tệ. Lúc này, BRICS sẽ cần một cơ chế để luân chuyển lượng tiền thặng dư này cho quốc gia đang cần.

Trong hệ thống dựa trên đô la, điều này được quản lý hiệu quả bởi các ngân hàng toàn cầu. Nhưng trong trường hợp của petroyuan, quá trình này sẽ khó khăn hơn nhiều vì số nhân dân tệ đó phải được chi cho thương mại với Trung Quốc hoặc được thêm vào dự trữ ngoại hối.

Các ngân hàng Trung Quốc sẽ là bên hưởng lợi khi đồng nhân dân tệ ngày càng trở nên quan trọng. Các trung gian tài chính phương Tây cũng có thể kinh doanh chênh lệch giá giữa thị trường dầu mỏ tính bằng đô la và thị trường dầu mỏ tính bằng đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, việc đưa ra petroyuan có thể làm gia tăng sự phân mảnh của hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo OMFIF

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật