spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập...

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?

Kênh đào Panama không còn vận hành trơn tru như trước. Vì thế, một quốc gia đang chạy đua để xây dựng một tuyến đường khác nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 1.

Hình ảnh minh hoạ

Xuất hiện tuyến đường mới cạnh tranh với kênh đào Panama?

Trong nhiều thập kỷ, kênh đào Panama dài 82 km là lựa chọn hàng đầu cho các công ty vận chuyển. Hàng tỷ USD hàng hoá trên khắp thế giới “chảy” qua tuyến đường này. Nhưng các tàu đi qua kênh đã không còn được thuận lợi như trước.

Giả sử bạn phải vận chuyển 10.000 container từ Thượng Hải đến New York, kênh đào Panama sẽ là tuyến đường hiệu quả nhất. Nhưng chi phí di chuyển qua kênh đã tăng gần 8 lần. Con kênh cũng hạn chế số lượng và kích thước tàu có thể đi qua. Đó là vì mực nước của kênh đang ở mức thấp kỷ lục.

Panama đã trải qua một đợt hạn hán lịch sử, khiến mực nước tại Hồ Gatun gần đó xuống mức thấp chưa từng thấy. Đây là một vấn đề nan giải vì kênh đào Panama dùng nước từ hồ để vận hành hệ thống âu thuyền đưa tàu qua kênh.

Ngoài kênh đào Panama, các tàu container có thể đổi lộ trình đi qua Mũi Horn. Nhưng hành trình sẽ kéo dài thêm gần 13.000 km, tiêu tốn thêm rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 2.

Đó là lúc Hành lang Liên đại dương của Mexico phát huy tác dụng. Dự án đường sắt trị giá 7,5 tỷ USD của Mexico trải dài hơn 300 km qua eo Tehuantepec. Tuyến đường này nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trong vận chuyển toàn cầu.

Nếu các công ty đổi hướng cập cảng Salina Cruz trên Thái Bình Dương, họ có thể chuyển hàng lên đường sắt và nhận hàng ở đầu bên kia. Nhưng hiện vẫn chưa rõ giải pháp thay thế của Mexico sẽ nhanh hơn hay rẻ hơn so với kênh đào Panama.

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 3.

Thời gian tàu di chuyển qua kênh Panama mất khoảng 8 -10 giờ, còn thời gian di chuyển trên đường sắt mất 6 – 7 giờ. Tính thêm thời gian bốc dỡ và chất hàng nghìn container lên xuống từ tàu hoả sang thuyền, tổng cộng thời gian di chuyển bằng đường sắt sẽ lên tới 15 giờ.

Tuy nhiên, thời gian chờ đợi gần đây tại kênh đào Panama đã gây ra sự chậm trễ tới 2 tuần. Vì vậy, vẫn chưa thể phân thắng thua về tốc độ di chuyển qua hai tuyến đường này. Vậy năng lực của tuyến đường mới thì sao?

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 4.

Ngay cả sau vài năm nữa khi dự án hoàn thành, Hành lang Liên đại dương của Mexico có thể sẽ không đạt được một nửa công suất của kênh đào Panama.

Một công ty tham gia phát triển dự án hành lang của Mexico cho biết không chỉ có đường sắt cần nâng cấp, các cảng cũng cần được hiện đại hóa để xử lý nhiều lô hàng. Vì vậy, hành lang này không hẳn là sự thay thế, nhưng nó có thể là một kế hoạch B đầy hứa hẹn.

Đây có thể là một trường hợp thú vị khi Mexico và Panama hợp tác lâu dài trong tương lai. Cả hai bên có thể cùng chia sẻ dữ liệu, định tuyến các cho các tàu khi một điểm bị nghẽn.

Lợi ích của tuyến đường vận chuyển liên đại dương mới

Thực chất, Hành lang Liên đại dương là nỗ lực đầu tiên của Mexico nhằm tận dụng vị trí chiến lược của mình. Tuyến Đường sắt Liên đại dương ban đầu được mở vào năm 1907 để vận chuyển hàng hóa như đường Hawaii từ Thái Bình Dương đến Bờ Đông nước Mỹ. Nhưng về cơ bản tuyến này đã bị bỏ hoang.

Vài năm sau, các tuyến đường sắt của đất nước bắt đầu được quân đội sử dụng. Sau đó, kênh đào Panama xuất hiện, trở thành một tuyến đường thay thế hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Vì vậy, nhiều người tự hỏi sự trở lại của Hành lang Liên đại dương liệu có khả thi ở thời điểm hiện tại.

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 5.

Kể từ đầu thế kỷ 20, rất nhiều thứ đã thay đổi. Hiện tại, việc khôi phục tuyến đường sắt là một phần trong kế hoạch lớn của chính phủ Mexico nhằm phân bổ của cải trên khắp đất nước. Hành lang mới chạy qua các tiểu bang Veracruz và Oaxaca phía nam, là nơi có khoảng một nửa người dân sống trong cảnh nghèo đói.

Tuyến đường sắt liên đại dương cũng sẽ chở cả hành khách và vận chuyển hàng hóa qua 10 điểm dừng giữa các cảng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ kết nối với Tren Maya, nơi có điểm du lịch Cancun.

Ngoài ra, Mexico còn có kế hoạch xây dựng 10 khu phức hợp công nghiệp mới dọc theo tuyến đường để tận dụng lợi thế gần với hành lang thương mại, chẳng hạn như các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô hoặc nhà máy nông nghiệp.

Nhưng để làm được điều đó, Mexico cần thuyết phục các nhà đầu tư về sức hấp dẫn và tính kinh tế của các dự án này. Cho đến nay, dự án đã nhận được khoảng 6 tỷ USD tiền tài trợ từ chính phủ Mexico và hơn 2 tỷ USD tiền tài trợ từ các nguồn quốc tế, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới (WB).

Kênh đào Panama chật vật vì hạn hán, một ‘đối thủ’ lập tức xuất hiện: Huyết mạch nhiều thập kỷ của thế giới liệu có bị thay thế?- Ảnh 6.

Dự án mới khi hoàn thành có khả năng mang lại hàng tỷ USD doanh thu thương mại và phí cho Mexico. Một báo cáo của nhóm kinh doanh Oxford dự đoán rằng hành lang và các dự án phát triển xung quanh có thể thúc đẩy GDP hiện tại của Mexico tăng từ 3% đến 5%.

Dự án này có thể là sự cạnh tranh với kênh đào Panama. Nhưng nhìn rộng hơn, tuyến đường mới sẽ có lợi cho mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu. Tàu container có thể sử dụng cả hai tuyến đường để đảm bảo luồng chảy liền mạch giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Theo WSJ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật