spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánChứng khoán KIS: Thị trường sẽ “gặp khó” trước áp lực đáo...

Chứng khoán KIS: Thị trường sẽ “gặp khó” trước áp lực đáo hạn trái phiếu

Quý IV, áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng khi tổng các khoản đạt 165 nghìn tỷ. Đây là con số cao nhất so với các quý còn lại trong năm. Trong đó, hơn 50% giá trị đáo hạn trong tháng 12. Trước áp lực huy động dòng tiền để đáo hạn trái phiếu, KIS cho rằng xu hướng tăng của thị trường chứng khoán có thể gặp “khó”.

Giá trị đáo hạn cao kỷ lục trong năm 2024  

Theo Chứng khoán KIS, thị trường trái phiếu Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc từ năm 2018, khi tổng giá trị phát hành tăng đột biến từ 49 nghìn tỷ đồng năm 2017 lên 164 nghìn tỷ đồng trong năm 2018. Giai đoạn sau đó chứng kiến sự bùng nổ trong giá trị phát hành với mức phát hành kỷ lục trong năm 2021, đạt hơn 700 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, việc huy động qua thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn khi nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hoặc sử dụng nguồn tiền từ phát hành sai mục đích. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình huy động nguồn vốn mới để đáo hạn cho các lô trái phiếu hiện tại.

Chứng khoán KIS: Thị trường sẽ “gặp khó” trước áp lực đáo hạn trái phiếu- Ảnh 1.

Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo năm. Nguồn: KIS tổng hợp

Cụ thể, KIS nhận thấy giá trị trái phiếu đáo hạn gần 460 nghìn tỷ đồng trong năm 2024. Đây là giá trị đáo hạn cao nhất theo số liệu hiện có. Áp lực này chủ yếu tập trung trong Quý 2 và Quý 4 của năm. Cụ thể, giá trị đáo hạn trong Quý 2 là hơn 130 nghìn tỷ và 165 nghìn tỷ đồng trong quý 4, chiếm 29% và 36% tổng giá trị đáo hạn cả năm 2024. Điều này tạo ra áp lực không nhỏ trong việc huy động vốn để đáo hạn trái phiếu từ các doanh nghiệp.

Áp lực từ nhóm Bất động sản

Bất động sản là ngành chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong Quý 4/2024. Theo Chứng khoán KIS, giá trị trái phiếu đáo hạn của ngành này đạt 55 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong các ngành, chiếm khoảng 33.5% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn theo ngành trong Quý 4/2024. Theo sau là Ngân hàng với hơn 50 nghìn tỷ đồng giá trị đáo hạn.

Chứng khoán KIS: Thị trường sẽ “gặp khó” trước áp lực đáo hạn trái phiếu- Ảnh 2.

Giá trị trái phiếu đáo hạn trong quý 4 theo ngành. Nguồn: KIS tổng hợp

Tuy nhiên, áp lực chủ yếu sẽ đến từ ngành Bất động sản. Dù giá trị đáo hạn lớn với trái phiếu Ngân hàng, nhưng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng vẫn tốt. Do đó, việc huy động vốn để trả nợ hoặc đáo hạn trái phiếu không phải là vấn đề khó khăn với ngành này.

Ngược lại, với Bất động sản, tình hình có phần tiêu cực hơn khi hầu hết các doanh nghiệp đều khó triển khai dự án trong năm 2024. Điều này làm cho triển vọng kinh doanh của nhóm Bất động sản xấu đi rất nhiều. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đáo hạn.

Chứng khoán gặp khó

KIS cho rằng trước áp lực đáo hạn trái phiếu trong Quý 4/2024, thị trường chứng khoán có thể đối diện với những thách thức lớn trong việc duy trì xu hướng tăng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm Bất động sản, sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Áp lực này đặc biệt lớn trong tháng 12/2024 khi giá trị trái phiếu đáo hạn dự kiến lên đến 93 nghìn tỷ đồng. Điều này có thể tạo ra áp lực đáng kể cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm.

Chứng khoán KIS: Thị trường sẽ “gặp khó” trước áp lực đáo hạn trái phiếu- Ảnh 3.

Giá trị trái phiếu đáo hạn theo tháng. Nguồn: KIS tổng hợp

Ngoài ra, các cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu tác động mạnh lên tâm lý nhà đầu tư. Với tình hình triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp Bất động sản không mấy sáng sủa trong năm 2024, khả năng huy động vốn để đáo hạn trái phiếu trở nên khó khăn hơn, khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với cổ phiếu ngành này. Điều này có thể kéo theo sự suy giảm về giá trị của các cổ phiếu Bất động sản, gây áp lực giảm lên toàn thị trường.

Tuy nhiên, KIS đánh giá áp lực từ thị trường trái phiếu chỉ gây khó khăn cho xu hướng tăng trong tháng 12. Áp lực này không đủ để làm đảo chiều xu hướng phục hồi hiện tại, và thị trường vẫn sẽ tiến lên ngưỡng 1.400-1.450 điểm trong Quý 4.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật