spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếCác hãng xe Âu - Mỹ hụt hơi

Các hãng xe Âu – Mỹ hụt hơi

(ĐTCK) Làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc bùng nổ khiến ngành sản xuất ô tô tại Mỹ và châu Âu lâm vào tình thế khó khăn.

EU lo mất ngành công nghiệp ô tô

Vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) chính thức bỏ phiếu thông qua kế hoạch áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung đối với xe điện được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo dài ít nhất 5 năm, sau khi tổ chức điều tra về các khoản trợ cấp mà Bắc Kinh dành cho ngành công nghiệp ô tô.

Theo đó, kể từ ngày 31/10/2024, mức thuế bổ sung đối với BYD là 17%, Geely là 18,8% và SAIC là 35,3%. Các nhà sản xuất xe điện khác tại Trung Quốc (bao gồm các công ty phương Tây như Volkswagen, BMW) chịu mức thuế bổ sung 20,7%, riêng Tesla là 7,8%. Các mức thuế này được áp thêm trên mức thuế chung 10%.

Trước đó, trong tháng 6/2024, EU ra quyết định áp mức thuế bổ sung tạm thời từ ngày 5/7/2024 đối với các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc hợp tác với EU trong cuộc điều tra chống trợ cấp là 20,7%, các nhà sản xuất không hợp tác chịu mức thuế 37,6%, riêng 3 nhà sản xuất ô tô lớn là BYD, Geely và SAIC lần lượt chịu mức thuế 17,4%, 19,9% và 37,6%.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, động thái áp thuế nhập khẩu bổ sung cho thấy, EU không muốn những gì đã xảy ra với ngành công nghiệp năng lượng mặt trời lặp lại với ngành ô tô (nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã đánh bại các doanh nghiệp châu Âu trên chính thị trường nội địa).

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch đáp trả, nhắm vào các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu từ châu Âu như tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô sản xuất tại EU có động cơ lớn (điều này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến Mercedes-Benz, Porsche và BMW). Bắc Kinh cũng đã ám chỉ về khả năng sẽ nâng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa châu Âu trong lĩnh vực hàng không, nông nghiệp, sữa, rượu vang và hạn chế xuất khẩu tới châu Âu các mặt hàng quan trọng cho sản xuất xe điện như đất hiếm hoặc nguyên liệu sản xuất pin như lithium.

Các hãng xe Mỹ đối mặt với nhiều thách thức

Không ít chuyên gia từng kỳ vọng, 2024 sẽ là năm bứt phá của hai hãng xe hơi có lịch sử hàng trăm năm hoạt động là General Motors và Ford. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đà tăng trưởng của hai hãng xe này đang chững lại.

Trong bối cảnh nhu cầu về xe điện bắt đầu chậm lại, đáng lẽ sản phẩm xe chạy xăng sẽ thu hút khách hàng, nhưng các hãng xe tại Mỹ đang phải đối diện với những thách thức chồng chất như nhu cầu giảm sút của người mua Trung Quốc, chi phí quá cao cho khách mua xe tại Mỹ, trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho xe điện cũng như xe tự lái đòi hỏi chi phí rất lớn.

Triển vọng ở Trung Quốc ảm đạm đến mức một nhà phân tích cho rằng, General Motors nên cân nhắc việc rút khỏi thị trường này. Trên thị trường chứng khoán, trước khi các bản báo cáo về tình hình thị trường được công bố, cổ phiếu của cả General Motors và Ford chỉ được giao dịch ở mức giá thấp nhất trong chỉ số S&P 500.

“Thật sai lầm khi nghĩ rằng ngành công nghiệp ô tô Mỹ là một pháo đài được bảo vệ bởi thuế quan mà Trung Quốc không thể chạm đến”, chuyên gia phân tích Adam Jonas tại Morgan Stanley nói.

Nhà phân tích của Bernstein

Research là Daniel Roeska dự đoán, số lượng sản phẩm kinh doanh quốc tế của General Motors có thể giảm 35% trong nửa cuối năm 2024, khi các liên doanh tại Trung Quốc tiếp tục suy yếu. Cùng với đó, giá bán trung bình của các sản phẩm liên doanh tại đây nhiều khả năng sẽ giảm ở mức 2 con số, dù mức chiết khấu đã tăng lên gần 50% so với giá niêm yết.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật