spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMang hơn 6.300m2 đất vàng 622 Minh Khai góp vốn vào dự...

Mang hơn 6.300m2 đất vàng 622 Minh Khai góp vốn vào dự án, Vihafood (FHN) thu được những gì?

Lô đất tại 622 Minh Khai được Thanh tra Nhà nước phát hiện có nhiều sai phạm trong việc xác định tiền thuê đất.

Ngày 11/10, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2019.

Kết luận nêu rõ có nhiều sai phạm liên quan đến các khu đất ở vị trí đắc địa, trong đó nổi bật là dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội của CTCP Xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm Hà Nội (Vihafood – mã chứng khoán FHN).

Dự án Amber Riverside 622 Minh Khai do Telin làm chủ đầu tư dính nhiều sai phạm

Khu đất 622 Minh Khai có diện tích 6.364,8m2 – đây là khu đất được UBND thành phố Hà Nội cho phép Vihafood chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án khu thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng.

Thanh tra kết luận rằng UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt giá đất để xác định tiền thuê đất không chính xác, dẫn đến thất thoát ngân sách. Cụ thể, 2.519,8m² đất sản xuất kinh doanh đã được chuyển đổi không đúng quy định, dẫn đến việc tính tiền thuê đất không chính xác.

Vihafood và Telin ký hợp đồng hợp tác đầu tư từ năm 2009, tiền chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở được UBND TP Hà Nội phê duyệt, nhưng chưa được tính toán lại phương án góp vốn và phân chia sản phẩm.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan phải xác định lại giá trị đất để tính tiền thuê đất đúng quy định, đồng thời yêu cầu Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp rà soát lại phương án góp vốn, phân chia lợi nhuận giữa Vihafood và Telin.

Đối tác của Vihafood, CTCP Kỹ nghệ và hạ tầng Telin, thành lập tháng 8/2007 với vốn điều lệ ban đầu 72 tỷ đồng. Công ty có 3 cổ đông sáng lập góp vốn, trong đó ông Lê Tuấn Hải làm Giám đốc, góp 94%. Hai cổ đông còn lại là ông Lê Bình Minh (2%) và bà Lê Thị Ngọc Anh (4%). Bà Ngọc Anh và ông Hải có cùng địa chỉ thường trú.

Tháng 12/2018 công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn Telin, tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. Tháng 10/2019 tăng vốn lên thành 550 tỷ đồng sau đó giảm về mức 540 tỷ đồng vào tháng 9/2022.

65ụ5
Phối cảnh dự án Amber Riverside 622 Minh Khai

>> Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an điều tra sai phạm tại ‘đất vàng’ dự án Little Village

Mang hơn 6.300m2 đất vàng đi góp vốn đầu tư, Vihafood nhận lại những gì?

Cú bắt tay giữa Vihafood và Telin diễn ra vào tháng 11/2009 để thực hiện dự án. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 590 tỷ đồng, trong đó Telin góp toàn bộ bằng tiền vốn đầu tư dự án, còn Vihafood góp vốn bằng giá trị tài sản trên đất và quyền thuê đất.

Được ký kết từ năm 2009, nhưng đến 2017 dự án mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, và Vihafood đã giao toàn bộ mặt bằng khu đất trên cho phía Telin thực hiện.

Năm 2017 cũng là năm đầu tiên FHN ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 3,1 tỷ đồng từ tiền đền bù, hỗ trợ hợp đồng hợp tác đầu tư này.

Đến năm 2020, dự án này mới lại được xuất hiện trở lại trên BCTC Vihafood với khoản 45,1 tỷ đồng “doanh thu chưa thực hiện”, là giá trị còn lại của bất động sản được chia theo hợp đồng hợp tác với Telin. Công ty cho biết đang thực hiện phân bổ giá trị của bất động sản theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 40 năm, tương ứng với thời gian sử dụng của tài sản này.

Tính đến cuối năm 2023, tổng doanh thu chưa thực hiện với dự án này vẫn còn gần 42,9 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của Vihafood khá ảm đạm khi doanh thu duy trì quanh mức 700-800 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lại chỉ tính quanh mức vài tỷ đồng. Năm 2023 vừa qua doanh thu công ty chạm mốc 1.000 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế cũng chỉ khoảng 2 tỷ đồng.

65ụ5
Kết quả kinh doanh những năm gần đây của Vihafood

>> Thanh tra Chính phủ chuyển 9 dự án, đề nghị Bộ Công an điều tra

Vihafood ôm loạt đất vàng trước cổ phần hoá

CTCP XNK Lương thực – thực phẩm Hà Nội tiền thân là Công ty mậu dịch lương thực Hà Nội, thành lập tháng 9/1954 với 27 cán bộ. Năm 2001, Công ty Lương thực Hà Nội chính thức thành lập, chuyển sang là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Công ty tiến hành cổ phần hoá vào năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng. Năm 2017 công ty đưa 3 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán với mã FHN, Tổng công ty Lương thực miền Bắc nắm 51% vốn cổ phần.

Là doanh nghiệp Nhà nước, thời điểm cổ phần hoá, Vihafood ôm rất nhiều đất vàng trung tâm Hà Nội. Tại Ba Đình, công ty quản lý 8 mảnh đất với tổng diện tích khoảng 1.800m2; tại quận Hoàn Kiếm là 6 lô đất với tổng diện tích 1.182m2; quận Hai Bà Trưng là 1.654m2; quận Đống Đa hơn 952m2… và lớn nhất là lô đất 11.787m2 tại Châu Đốc, An Giang.

Các lô đất này chủ yếu làm chi nhánh văn phòng, cơ sở kinh doanh… và là đất thuê trả tiền hàng năm, chủ yếu là chưa có hợp đồng thuê đất. Lô 622 Minh Khai không có trong danh sách các lô đất quản lý thời điểm cổ phần hoá.

Ôm đất vàng, Vihafood không tự xây dựng, mà thực hiện các dự án hợp tác đầu tư. Không chỉ mang lô đất 622 Minh Khai đi góp vốn, Vihafood còn có nhiều dự án, như dự án tổ hợp nhà số 9 Cát Linh – số 3 Đặng Trần Côn ký kết với Tập đoàn Hà Đô (HDG); dự án đầu tư xây dựng công trình tổ hợp cao tầng tại 195 Đội cấn, Ba Đình, Hà Nội; dự án hỗ trợ tái định cư tại D2 Giảng Võ, Hà Nội… là các dự án thực hiện phân bổ giá trị của bất động sản theo phương pháp đường thẳng trong vòng 25 năm.

>> Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm tại 9 khu đất ở vị trí ‘đắc địa’

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật