spot_img
32 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánThương mại SMC và bước ngoặt sinh tử trước bờ vực hủy...

Thương mại SMC và bước ngoặt sinh tử trước bờ vực hủy niêm yết

Thương mại SMC đang gặp nhiều thách thức từ áp lực thị trường và các khoản đầu tư rủi ro. Nếu không cải thiện tài chính kịp thời, nguy cơ bị hủy niêm yết là khó tránh. Tuy nhiên, công ty vẫn có cơ hội nếu khắc phục tốt hoạt động kinh doanh và quản lý nợ hiệu quả.

Cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (sàn HoSE) đang trải qua giai đoạn khó khăn, khi chỉ trong ba tháng qua, mã cổ phiếu đã giảm gần 70% giá trị, xuống mức giá 6.3x – mức thấp nhất trong hơn 8 năm qua.

Sự sụt giảm bắt đầu ngay sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 kém khả quan, với doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2.240 tỷ đồng. Chi phí hoạt động gia tăng đã đẩy SMC vào tình trạng lỗ hơn 90 tỷ đồng trong quý II.

Thương mại SMC và bước ngoặt sinh tử trước bờ vực hủy niêm yết
So với mức đỉnh cách đây 3 năm, SMC hiện giảm gần 90% thị giá

Áp lực từ các khoản đầu tư rủi ro

SMC đang chịu áp lực lớn từ các khoản đầu tư không hiệu quả, đặc biệt liên quan đến Tập đoàn Novaland (NVL) và Xây dựng Hòa Bình (HBC). Đến cuối tháng 6/2024, SMC ghi nhận lỗ hơn 22% từ khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC, sau khi hoán đổi từ khoản nợ trị giá 104,7 tỷ đồng. Sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh của HBC, với lỗ lũy kế âm 3.240 tỷ đồng, đã khiến cổ phiếu HBC bị hủy niêm yết trên HoSE và đẩy SMC vào tình thế khó khăn.

Ngoài ra, hệ sinh thái của Novaland cũng đang gặp phải vấn đề nợ xấu nghiêm trọng. Các khoản nợ từ Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận và Công ty TNHH The Forest City đang đè nặng lên SMC, với tổng số nợ xấu hơn 700 tỷ đồng. Công ty đã trích lập dự phòng 570 tỷ đồng cho các khoản nợ này, khiến tình hình tài chính thêm bất ổn.

Khả năng bị hủy niêm yết và những rủi ro tiềm tàng

SMC, cùng với TVNPomina, là ba doanh nghiệp thép đã ghi nhận lỗ trong cả hai năm 2022 và 2023. Hiện tại, với hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) âm 38,45% và lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) âm 6,29%, tình hình tài chính của SMC ngày càng xấu đi. Lợi nhuận/cổ phiếu (EPS) âm 5.xxx đồng nhấn mạnh việc cổ đông đang chịu lỗ cùng với doanh nghiệp.

Với mức giá cổ phiếu hiện chỉ bằng 50% giá trị sổ sách (12.511 đồng/cp), quy mô tài sản cũng như vốn chủ sở hữu liên tục suy giảm, SMC đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết nếu tiếp thục thua lỗ trong năm 2024. Trước đó, nửa cuối năm 2022 và 2023, doanh nghiệp từng báo lỗ sau thuế lần lượt 770 tỷ và 511 tỷ đồng.

Ngoài ra, nếu lỗ lũy kế của công ty vượt quá mức vốn điều lệ thực góp (hiện hành là 736 tỷ đồng), đây cũng là yếu tố khiến cổ phiếu SMC bị loại khỏi sàn HoSE.

Thương mại SMC và bước ngoặt sinh tử trước bờ vực hủy niêm yết
SMC cùng với TVN và Pomina là ba doanh nghiệp thép đã lỗ trong cả hai năm 2022, 2023

Dự báo và triển vọng

Mặc dù lãi bán niên 2024 gần 90 tỷ đồng, những áp lực từ nợ nần và lỗ lũy kế vẫn là mối đe dọa lớn với SMC. Nếu tình hình kinh doanh không cải thiện trong các quý còn lại của năm 2024, khả năng bị hủy niêm yết là rất cao. Phó Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi, trong ĐHCĐ năm 2024 từng nhấn mạnh, nếu không xử lý được khoản nợ với nhóm Novaland hay Hòa Bình, công ty sẽ phải trích lập thêm gần 300 tỷ đồng dự phòng cho cả năm 2024.

Để phục hồi, Thương mại SMC có thể cần thêm thời gian, do chất lượng dòng tiền hiện vẫn là vấn đề lớn. Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, dòng tiền thuần 6 tháng của công ty âm 385 tỷ đồng (cùng kỳ dương 163 tỷ), do các yếu tố sau:

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 413 tỷ đồng (cùng kỳ dương 562 tỷ) do tình hình kinh doanh kém và gia tăng trích lập dự phòng.

– Lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính âm 512 tỷ đồng – tăng 130 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Kịch bản đi vay mới 8 phần để trả nợ 10 phần gốc kèm lãi vay tiếp tục được lặp lại.

– Lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư là khoản duy nhất chuyển dương 541 tỷ (cùng kỳ âm 18,6 tỷ đồng). Bên cạnh yếu tố tích cực khi ghi nhận nguồn thu từ lãi cho vay, cổ tức được nhận và thu hồi khoản góp vốn vào đơn vị khác, 200 tỷ đồng đã được phát sinh khi doanh nghiệp thép này đem tài sản đi thanh lý, nhượng bán.

Có thể thấy, tương lai của SMC phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nợ và khả năng tái cơ cấu tài chính. Bất kỳ giải pháp nào nhằm giảm nợ xấu và ổn định dòng tiền sẽ là yếu tố quan trọng để SMC có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật