spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpTòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát: 'SCB dụ dỗ người dân...

Tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát: ‘SCB dụ dỗ người dân mua trái phiếu’

Theo HĐXX, các tài liệu, chứng cứ cho thấy đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội.

Ngày 17/10, TAND TP. HCM đã tóm lược quá trình diễn ra phiên xử vụ Vạn Thịnh Phát trong gần một tháng qua; quan điểm của các bị cáo và luật sư, đồng thời đưa ra quan điểm về hành vi phạm tội của các bị cáo.

Theo HĐXX, dựa trên các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ và lời khai của các bị cáo, có đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội, bao gồm: Lừa đảo chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng từ 35.824 trái chủ thông qua việc phát hành trái phiếu khống; rửa tiền với số tiền 445.747 tỷ đồng; và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tương đương 4,5 tỷ USD (106.730 tỷ đồng).

Tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát: 'SCB dụ dỗ người dân mua trái phiếu'

Bà Trương Mỹ Lan trước giờ tuyên án, sáng 17/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Cụ thể, bà Lan và các bị cáo đã thông qua 4 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát gồm An Đông, Sunny World, Quang Thuận, và Setra phát hành trái phiếu. Trong số này, Công ty Setra kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện phát hành. Các bị can đã “xử lý kỹ thuật” với sự hỗ trợ của kiểm toán viên thuộc Công ty Kiểm toán A&C để sửa đổi báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán, giúp công ty này đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Bà Lan và đồng phạm đã hoàn tất việc phát hành 25 gói trái phiếu khống và bán cho 35.824 nhà đầu tư thứ cấp.

HĐXX xác định rằng quá trình phát hành trái phiếu có sự tham gia của nhiều cá nhân từ Vạn Thịnh Phát và SCB, những người đã phối hợp triển khai.

Sau khi phát hành, SCB đã thực hiện hàng loạt hoạt động dụ dỗ khách hàng, trong đó phần lớn là người gửi tiền tại SCB, mua trái phiếu. Hành vi tội phạm được hoàn thành ngay khi tiền của các bị hại đã được chuyển vào SCB.

Sau khi chiếm đoạt số tiền lớn, các bị cáo tiếp tục sử dụng các thủ đoạn gian lận để rút tiền mặt và che giấu dòng tiền, sử dụng số tiền này vào các mục đích không đúng với phương án phát hành trái phiếu. Các bị cáo đã xây dựng một quy trình từ việc lựa chọn công ty phát hành, ký kết các hợp đồng khống, xử lý dòng tiền khống, bán cho các công ty sơ cấp, và phân phối cho hàng trăm nghìn người dân.

HĐXX khẳng định: “Quy trình này thể hiện rõ ý thức chiếm đoạt có từ trước khi hành vi được thực hiện. Đây là dấu hiệu đặc trưng của tội danh, do đó tòa án không có căn cứ để chấp nhận quan điểm của một số bị cáo và luật sư cho rằng họ ‘không nhận thức được hành vi khi thực hiện tội phạm'”.

>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Người xây phương án chạy dòng tiền khẳng định ‘phát hành trái phiếu đúng pháp luật’

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật