spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc Tế2 ‘đế chế’ nước ngọt Pepsi và Coca-Cola lao đao vì thiếu......

2 ‘đế chế’ nước ngọt Pepsi và Coca-Cola lao đao vì thiếu… lon và đường

PepsiCo và các nhà đóng chai Coca-Cola ở Bờ Tây đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lon và đường do việc đóng cửa kéo dài tại một cửa khẩu biên giới Jordan.

Xung đột ở Trung Đông đã gây ra cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nước giải khát ở Palestine. Cầu Allenby, tuyến đường thương mại quan trọng giữa Jordan và Bờ Tây, đã gần như tê liệt kể từ đầu tháng 9 sau khi một tay súng người Jordan bắn chết 3 người dân Israel.

z5942183184540_b0e0c25c7abb6ff146e4529b0f9babd3.jpg
Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi giao thương qua biên giới bị đình trệ

Điều này khiến các nhà máy đóng chai lớn như Pepsi và Coca-Cola tại Palestine đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Ông Hatim Omari, quản lý nhà máy Pepsi tại Jericho, cho biết nhà máy đã cạn kiệt nguyên liệu sản xuất trong vòng 15 ngày qua. Đường, chủ yếu nhập khẩu từ Ả Rập Xê Út, và lon đóng gói là những mặt hàng khan hiếm nhất.

Tình hình tương tự cũng xảy ra tại nhà máy Coca-Cola ở Ramallah. Ông Imad Hindi, tổng giám đốc Công ty Nước giải khát Quốc gia, chia sẻ rằng nhiều hương vị nước ngọt đã bị ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Theo ông Imad Hindi, tổng giám đốc Công ty Nước giải khát Quốc gia. “Nếu tình trạng này tiếp diễn, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả chúng tôi, sẽ đi vào ngõ cụt”.

Chi phí tăng cao

Các nhà máy đóng chai là nạn nhân mới nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột tại Trung Đông trong năm qua. Việc các tàu hàng bị tấn công tại Biển Đỏ đã buộc nhiều công ty tiêu dùng toàn cầu phải điều chỉnh đáng kể chuỗi cung ứng, chuyển hướng hàng hóa từ châu Á đi vòng qua châu Phi. Điều này không chỉ kéo dài thời gian vận chuyển và tăng chi phí logistics một cách đáng kể mà còn làm gia tăng rủi ro mất hàng hóa trên biển.

“Hoạt động sản xuất bình thường từ Beirut đến Iran đến Gaza đang gặp vô vàn khó khăn, và không có ai có thể đứng ngoài cuộc,” giáo sư Paul Musgrave tại Đại học Georgetown ở Qatar nhận định. “Bạn cần đường, cần lon, cần nhân lực và điện, và tất cả đều đang bị gián đoạn”.

Chi phí kinh doanh tại các vùng lãnh thổ Palestine cao gấp khoảng năm lần so với các nước lân cận, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp như Pepsi. Ông Hindi cho biết, nhà máy đóng chai Pepsi, vốn sản xuất 60 triệu lít đồ uống mỗi năm, đã phải cắt giảm sản lượng xuống còn 35%. Dù vẫn sử dụng chai nhựa, lợi nhuận từ loại bao bì này lại thấp hơn.

Tỷ lệ thất nghiệp cao ở Bờ Tây, vốn là thị trường chủ lực của Pepsi, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người dân. Ông Omari chia sẻ: “Cả nguồn cung và doanh số của chúng tôi đều giảm sút”.

Để đối phó với tình hình khó khăn, nhà máy hiện chỉ hoạt động một ca mỗi ngày cho 200 công nhân , giảm một nửa số lượng công nhân so với trước đây.

Doanh số của Coca-Cola và Pepsi tại các quốc gia Hồi giáo đã giảm sút đáng kể trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính được cho là do làn sóng tẩy chay các thương hiệu Mỹ, xuất phát từ căng thẳng địa chính trị trong khu vực. Giám đốc điều hành của PepsiCo, ông Ramon Laguarta, đã xác nhận rằng tình hình này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty tại Trung Đông.

Coca-Cola dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý III vào ngày 23/10 tới.

Israel đã phát động cuộc tấn công vào Hamas tại Gaza vào tháng 10 năm ngoái sau một cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt cóc. Hơn 41.000 người Palestine đã thiệt mạng tại Gaza trong năm qua.

Tại Dải Gaza, cuộc xung đột đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng, bao gồm cả nhà máy Coca-Cola trị giá 25 triệu USD bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy đóng chai Pepsi cũng phải ngừng hoạt động từ tháng 10 năm ngoái do bị hư hại một phần, theo phát ngôn viên của nhà máy.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật