spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánThị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu...

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp

Trái ngược với việc dư nợ cho vay xác lập kỷ lục mới, lượng tiền trong tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tiếp tục vơi đi trong quý 3/2024.

Trước những nỗ lực vượt cản 1.300 không thành, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch tương đối ảm đạm trong thời gian qua. Thanh khoản thị trường liên tục sụt giảm trong quý 3 vừa qua, bình quân xuống dưới 14.000 tỷ đồng/ phiên trên HoSE. Không loại trừ khả năng một lượng tiền lớn đã được nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường.

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp- Ảnh 1.

Theo ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào cuối quý 3/2024 đạt khoảng 91.000 tỷ đồng, giảm 4.000 tỷ đồng so với quý liền trước, đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp lượng tiền này sụt giảm so với quý liền trước.

Đây hầu hết là tiền gửi của nhà đầu tư chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 30/9/2024.

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp- Ảnh 2.

VPS tiếp tục là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất với gần 22.900 tỷ đồng – tương đương 1/4 lượng tiền gửi toàn ngành. Con số này tăng hơn 1.400 tỷ so với quý liền trước và tăng gần 6.300 tỷ so với đầu năm 2024. Tiền gửi tăng trở lại trong bối cảnh thị phần môi giới của VPS trên sàn HoSE đạt 17,63%, giảm so với thị phần 18,16% của quý 2 và mức 20,29% của quý 1.

Một số CTCK khác cũng ghi nhận lượng tiền gửi khách hàng tăng tốt, thậm chí đến hàng nghìn tỷ đồng trong vòng 1 quý. Điển hình như VNDirect , con số cuối quý 3 đã tăng hơn 1.400 tỷ lên gần 7.400 tỷ đồng; Vietcap (3.326 tỷ, giảm 1.047 tỷ), Mirae Asset (4.700 tỷ, tăng 621tỷ).

Trái ngược, một số cái tên trong top đầu ghi nhận sự sụt giam khoản mục này so với cuối quý 2/2024. Điển hình như TCBS giảm hơn 3.000 tỷ tiền gửi NĐT xuống chỉ còn 8.000 tỷ – mức giảm mạnh nhất trong quý 3. Kỳ vừa qua, thị phần TCBS trên sàn HOSE đạt 7,09%, giảm đôi chút so với mức cao kỷ lục trước đó.

Tiền gửi NĐT tại SSI cũng giảm gần 1.100 tỷ trong 3 tháng quý 3 xuống 6.343 tỷ; MBS giữ 4.328 tỷ tiền gửi NĐT, giảm 942 tỷ so với cuối quý 2.

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp- Ảnh 3.

Trái ngược sự vơi đi của lượng tiền trong tài khoản nhà đầu tư, dư nợ cho vay tại các CTCK tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Số liệu thống kê cho thấy con số này thời điểm cuối quý 3/2024 ước đạt 225.000 tỷ đồng, tăng 18.000 tỷ so với đỉnh hồi cuối quý 1. Trong đó, dư nợ margin ước tính lên đến 232.000 tỷ đồng, cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Cần phải lưu ý, đây là dư nợ chưa bao gồm cho vay 3 bên và nếu tính thêm từ nguồn này, con số thực tế có thể lớn hơn.

Cùng với đó, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục gia tăng. Theo thống kê trong 9 tháng đầu năm 2024, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng 1,57 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 9, nhà đầu tư cá nhân có tổng cộng hơn 8,8 triệu tài khoản, tương đương gần 9% dân số. Con số này đưa chứng khoán Việt Nam đến gần mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp- Ảnh 4.

Việc VN-Index liên tục gặp khó trước ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm là nguyên nhân lớn khiến thị trường khó thu hút tiền mới. Thị trường đang thiếu vắng động lực và thông tin hỗ trợ đủ mạnh để hình thành một xu hướng tăng ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn. Nhà đầu tư khi không thể tìm kiếm lợi nhuận sẽ có xu hướng rút tiền ra khỏi tài khoản, từ đó cũng có thể khiến lượng tiền gửi trong tài khoản chứng khoán sụt giảm.

Đặc biệt, chứng khoán cũng phải đối diện thêm sự cạnh tranh gay gắt hơn tới từ các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản do giá tăng “nóng” hoặc an toàn như gửi tiết kiệm. Thống kê từ NHNN cho biết lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng Việt Nam đang ở mức cao chưa từng có, đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024. Số tiền này đã tăng thêm hơn 305.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 4,68%.

Thị trường ảm đạm, số dư tiền "nằm chờ" của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán sụt giảm quý thứ 2 liên tiếp- Ảnh 5.

Người dân gửi số tiền tiết kiệm kỷ lục vào ngân hàng, đạt hơn 6,838 triệu tỷ đồng (Nguồn: NHNN)

Trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ đón hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào nếu được nâng hạng. Tuy nhiên, đây vẫn là lộ trình cần thời gian và nhà đầu tư cũng cần lưu ý vấn đề dòng vốn rút ra bởi các quỹ chuyên đầu tư thị trường cân biên có thể tác động trái chiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đang hiện hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang có góc nhìn khá lạc quan về thị trường. Theo ông Petri Deryng, người đứng đầu của quỹ Pyn Elite Fund, khi đó tốc độ tăng trưởng thu nhập của các công ty niêm yết tại Việt Nam đang bắt đầu tăng tốc trở lại, P/E của thị trường chứng khoán dự phóng năm 2024 sẽ ở mức 11,9 lần và tiếp tục giảm xuống 9,9 lần vào năm 2025.

“Rất có khả năng thị trường chứng khoán không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy trong một thời gian dài và tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên. Thị trường chứng khoán thậm chí có thể chứng kiến những đợt tăng giá khá đáng kể vì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có thể tăng mức đầu tư của họ vào Việt Nam” , ông Petri dự báo.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật