spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếVệ tinh nặng 6.600 kg nổ tan tành gây nhiều hệ lụy...

Vệ tinh nặng 6.600 kg nổ tan tành gây nhiều hệ lụy khó lường: Trung Quốc và Mỹ âu lo, Boeing vào cuộc gấp

Hệ thống dự báo thời tiết, dẫn đường và thông tin liên lạc của Trung Quốc trong số hàng trăm tàu vũ trụ trên quỹ đạo địa tĩnh có thể bị ảnh hưởng khi số lượng mảnh vỡ từ vụ nổ vệ tinh Intelsat tăng lên.

Nhật báo South China Morning Post (SCMP) hôm 25/10 đưa tin người ta đã phát hiện thêm nhiều mảnh vỡ từ vệ tinh liên lạc Intelsat 33e bị vỡ trên Ấn Độ Dương, đe dọa hàng trăm vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, bao gồm cả những vệ tinh do Trung Quốc vận hành.

Theo Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, vệ tinh nặng 6.600kg do Boeing chế tạo cho Intelsat có trụ sở tại Virginia để cung cấp dịch vụ internet và điện thoại trên khắp châu Âu, châu Phi và khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã phát nổ vào khoảng trưa thứ Bảy tuần trước (19/10) theo giờ Bắc Kinh.

Vệ tinh nặng 6.600 kg nổ tan tành gây nhiều hệ lụy khó lường: Trung Quốc và Mỹ âu lo, Boeing vào cuộc gấp - ảnh 1
Mô hình hệ thống vệ tinh định vị BeiDou của Trung Quốc được đưa vào vận hành chính thức năm 2020 và là một trong những mạng lưới địa tĩnh có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố Intelsat. Ảnh: AP

Theo báo cáo từ các công ty thương mại cũng như cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, ban đầu người ta phát hiện ra khoảng 20 mảnh vỡ, nhưng con số đó đã tăng lên hơn 80.

Theo Intelsat, vệ tinh này ở độ cao khoảng 36.000km (22.236 dặm) so với Trái Đất khi phát nổ, có kích thước gần bằng một container vận chuyển hàng hóa và nó đã gặp sự cố về động cơ đẩy kể từ khi phóng lên vũ trụ vào năm 2016.

>> Quảng Nam mua điện thoại vệ tinh, sẵn sàng lực lượng ứng phó bão Trà Mi

Hôm thứ Hai (21/10), Intersat – công ty chuyên cung cấp dịch vụ vệ tinh đa quốc gia có trụ sở chính tại Luxembourg và trụ sở hành chính tại Tysons, Virginia, Mỹ cho biết họ đang làm việc với Boeing và các cơ quan Chính phủ để phân tích dữ liệu và quan sát về “sự bất thường” dẫn đến việc thất lạc hoàn toàn vệ tinh.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell của Đại học Harvard, người theo dõi các hoạt động không gian, cho biết độ cao của vệ tinh khiến việc theo dõi sự tan vỡ trở nên khó khăn hơn, nhưng chắc chắn vụ nổ kể trên vẫn dẫn tới một số rủi ro đối với các vệ tinh khác.

“Thật khó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc”, ông nói. Theo nhà thiên văn học McDowell, sự cố không gian kể trên có thể do vệ tinh Intelsat 33e va chạm với mảnh vỡ không gian hoặc vì sự cố bên trong, chẳng hạn như vụ nổ hệ thống đẩy.

Quỹ đạo địa tĩnh – nơi đặt vệ tinh Intelsat 33e – xa hơn nhiều so với quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nơi có hầu hết các tàu vũ trụ, bao gồm Trạm vũ trụ quốc tế và trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.

Trung Quốc có một số loạt vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, bao gồm vệ tinh thời tiết Fengyun và mạng lưới định vị BeiDou, cũng như vệ tinh thông tin liên lạc Zhongxing phục vụ mục đích dân sự và quân sự.

Ba “vệ tinh internet quỹ đạo cao” của Trung Quốc đã được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh trong năm nay, mặc dù dư luận biết rất ít thông tin về chúng.

Theo McDowell, sự cố mới nhất này có thể có quy mô tương tự như vụ tai nạn không gian lớn của Trung Quốc hồi tháng 8 năm nay, khi tầng trên của tên lửa Long March 6A phát nổ ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

>> Ảnh vệ tinh tiết lộ cường độ đánh bom Lebanon của Israel

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ và các công ty giám sát thương mại ước tính có hơn 700 mảnh vỡ không gian được tạo ra trong vụ nổ xảy ra trong quá trình triển khai lô vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc cho chòm sao internet băng thông rộng Qianfan.

“Cả hai sự cố đều ở mức tồi tệ nhất trong những gì chúng ta từng thấy trong không gian. Chắc chắn có một số rủi ro đối với các vệ tinh khác”, McDowell nói.

Hiệu ứng Kessler là một trong những mối đe dọa lớn nhất do rác vũ trụ gây ra nhưng ít có khả năng xảy ra trên quỹ đạo địa tĩnh vì thể tích lớn hơn nhiều và vận tốc giữa các vật thể tương đối thấp hơn.

Nhà khoa học NASA Donald Kessler đã mô tả vào năm 1978 rằng mật độ các vật thể trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp có thể trở nên quá cao đến mức các vụ va chạm của các mảnh vỡ sẽ tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn nữa, dẫn đến phản ứng dây chuyền cuối cùng có thể khiến một số quỹ đạo không thể hoạt động được nữa.

Theo South China Morning Post

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật