spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpBộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các sàn thương...

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Temu, Shein, 1688

Hiện nay, một số sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein… đang thu hút sự quan tâm từ người dùng Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử.

Theo đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, gần đây các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đang kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đăng ký hoạt động với Bộ, thu hút sự quan tâm từ công chúng và trở thành chủ đề nóng trên truyền thông.

Để đảm bảo thực thi pháp luật, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tăng cường truyền thông, khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi mua sắm trực tuyến qua các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là những nền tảng chưa đăng ký trên Cổng thông tin quản lý thương mại điện tử của Bộ Công Thương.

Trong tháng 10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ báo cáo lên lãnh đạo Bộ về phương án giám sát và quản lý hàng hóa nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam. Cục cũng sẽ chủ động làm việc với đội ngũ pháp lý của Temu để yêu cầu tuân thủ quy định của Việt Nam và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai biện pháp ngăn chặn nếu cần thiết.

>> Sự xuất hiện của Temu cùng nguy cơ hàng hóa giá rẻ từ nước ngoài có thể ‘đè bẹp’ sản xuất nội địa

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Temu, Shein, 1688
Thận trọng khi mua sắm trên các nền tảng Temu, Shein…

Ngoài ra, Cục sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ để cập nhật tiến độ ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra. Đồng thời, Cục được giao nhiệm vụ triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia 2021-2025, đặc biệt là hỗ trợ các địa phương thúc đẩy chuyển đổi số cho chợ truyền thống, giúp tiểu thương xây dựng thêm các kênh bán hàng trực tuyến, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Cục cũng sẽ phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội thảo và lớp đào tạo để nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hợp tác xã, góp phần thúc đẩy thương mại trong nước và xuất khẩu.

Tổng cục Quản lý thị trường được giao chủ trì giám sát, phát hiện và xử lý các kho hàng, điểm tập kết của các nền tảng thương mại điện tử chưa đăng ký, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, thực hiện các biện pháp tuyên truyền về rủi ro khi mua hàng từ các nền tảng xuyên biên giới.

Trong tháng 10, Vụ Pháp chế sẽ cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát các yếu tố pháp lý và đề xuất biện pháp xử lý với các nền tảng xuyên biên giới vi phạm. Cục Xuất nhập khẩu sẽ phối hợp đề xuất phương án kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua thương mại điện tử, còn Cục Xúc tiến thương mại sẽ đề xuất biện pháp đối với các hình thức khuyến mại vi phạm.

Vụ Thị trường trong nước sẽ đánh giá tác động của hàng hóa ngoại nhập từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đối với thị trường Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Công việc này dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2024.

Cuối cùng, Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và bao bì, từ đó gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt.

Các đơn vị thanh tra, kiểm tra sẽ tăng cường công tác giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong thương mại điện tử, đồng thời rà soát các cơ chế xử lý để kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý.

>> Temu chưa đăng ký, DN Việt bị cạnh tranh không công bằng, ‘phải kiểm soát ngay’

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật