spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCâu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"

Câu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"

Người đàn ông Mỹ đã mang biệt danh đặc biệt – “người cô đơn nhất lịch sử thế giới” trong hàng chục năm cuộc đời mình.
Câu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"- Ảnh 1.

Người đàn ông Mỹ Michael Collins (sinh năm 1930 tại Rome, Ý) có một biệt danh đặc biệt, đó là “người cô đơn nhất lịch sử thế giới”.

Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ năm 1952. Sau đó, Collins gia nhập Không quân Hoa Kỳ và trở thành phi công thử nghiệm trước khi được NASA tuyển chọn vào Nhóm Phi hành gia 3 năm 1963. Trước sứ mệnh Apollo 11 lịch sử, Collins đã bay vào vũ trụ trên tàu Gemini 10 vào năm 1966, trở thành người thứ tư đi bộ trong không gian.

Câu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"- Ảnh 2.

Phi hành gia Michael Collins

Trong sứ mệnh Apollo 11 năm 1969, trong khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, Collins lái module chỉ huy Columbia, một mình bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng gần 28 giờ đồng hồ.

Nhật ký sứ mệnh ghi lại: “Kể từ thời Adam, chưa có con người nào trải qua sự cô độc như Mike Collins trong 47 phút của mỗi vòng quay quanh Mặt Trăng”. Vì trải nghiệm sứ mệnh vừa khó khăn vừa có 1 không 2 này, nhà phi hành gia được truyền thông và công chúng gọi là “người cô đơn nhất lịch sử thế giới”.

Không chỉ cô đơn trong nhiệm vụ của mình, ông còn là phi hành gia bị lãng quên, vì đã là người duy nhất ở lại trên tàu Apollo 11 và bay quanh mặt trăng một mình trong khi các đồng đội thực hiện những bước đi đầu tiên của con người trên mặt trăng. Về sau, các đồng nghiệp của ông mới là những cái tên thường được nhắc đến và vinh danh.

Câu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"- Ảnh 3.

Câu chuyện của "người cô đơn nhất trong lịch sử thế giới"- Ảnh 4.

Michael Collins đã trải qua sứ mệnh khiến công chúng gọi ông là “người cô đơn nhất”

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với NPR, Collins lại chia sẻ: “Tôi không nghĩ sự cô đơn thực sự là vấn đề, ngoại trừ nó dường như tồn tại trong suy nghĩ của báo chí vào thời điểm đó.”

Michael Collins đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ, danh hiệu dân sự cao nhất, và được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng Phi hành gia Hoa Kỳ.

Vào tháng 4 năm 2021, phi hành gia kỳ cựu người Ý đã qua đời ở tuổi 90 sau một thời gian mắc ung thư. Quản trị viên NASA, Steve Jurczyk, đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Collins trong một tuyên bố: “Hôm nay, quốc gia đã mất đi một người tiên phong thực thụ và một người ủng hộ suốt đời cho sự nghiệp khám phá, đó là phi hành gia Michael Collins”.

Sau sứ mệnh Apollo 11, cả Collins và hai đồng đội Armstrong và Aldrin đều không bay vào vũ trụ nữa.

Sau khi nghỉ hưu tại NASA, Collins làm việc trong chính phủ và là giám đốc Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia ở Washington, D.C. từ năm 1971 đến năm 1978. Về sau, ông ủng hộ việc đưa con người lên Sao Hỏa. Năm 2009, ông từng nói: “Đôi khi tôi nghĩ rằng mình đã bay đến nhầm chỗ. Mặt Trăng không phải là một nơi đặc biệt thú vị, nhưng Sao Hỏa thì có, và Sao Hỏa là thứ gần giống với chị em của Trái Đất nhất mà chúng ta tìm thấy cho đến nay.”

Buzz Aldrin (91 tuổi) đã viết trên Twitter tưởng nhớ người đồng đội của mình: “Mike thân mến, dù bạn đã ở đâu hay sẽ ở đâu, bạn sẽ luôn có Ngọn lửa để đưa chúng ta khéo léo đến những tầm cao mới và đến tương lai. Chúng tôi sẽ nhớ bạn. Mong bạn yên nghỉ.”

Dù có trải nghiệm bay quanh Mặt trăng một lần, nhưng cảm giác choáng ngợp của Michael Collins đã trải qua là dấu ấn cả đời. Trong một thông điệp đăng trên trang cá nhân nhân Ngày Trái Đất, Collins từng viết: “Tôi chắc chắn rằng, nếu mọi người đều có thể nhìn thấy Trái Đất lơ lửng bên ngoài cửa sổ của họ, thì mỗi ngày sẽ đều là #NgàyTráiĐất.”

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật