spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKhủng hoảng dân số làm tổn thương các cường quốc quân sự?

Khủng hoảng dân số làm tổn thương các cường quốc quân sự?

Tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Đông Á đã đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì sức mạnh của các cường quốc quân sự khu vực trong những năm tới.

Thực trạng trên đã buộc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phải điều chỉnh các tiêu chuẩn tuyển dụng binh sĩ, bất chấp nguồn lực đáng kể và chính sách nhằm đảo ngược xu hướng này. Tuy vậy một số chuyên gia cho rằng công nghệ sẽ làm giảm bớt sự thay đổi về nhân khẩu học.

Đông Á có tỷ lệ sinh thấp nhất toàn cầu, với Trung Quốc là 1,0, Nhật Bản – 1,2, Hàn Quốc – 0,72 trẻ em trên một phụ nữ.

Nhật Bản cũng là một xã hội “siêu già”, theo sau là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Seoul quy định 18 tháng nghĩa vụ quân sự đối với những người đàn ông khỏe mạnh, duy trì lực lượng tại ngũ khoảng nửa triệu binh sĩ.

Nhưng xét đến tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, một số chuyên gia cho rằng điều này có thể gây ra vấn đề lâu dài.

Ông Choi Byung-ook – Giáo sư an ninh quốc gia tại Đại học Sangmyung nói với CNN vào tháng 12/2023 rằng: “Tương lai đã được định trước. Việc giảm quy mô quân đội là điều không thể tránh khỏi”.

Chính quyền cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc xuống còn 18 tháng và gần đây đã có những cuộc tranh luận về khả năng mở rộng đối với phụ nữ.

Ông Su Tzu-yun, chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh hàng đầu của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) dự đoán thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ có thể giảm hơn nữa “để cho phép những người trẻ tuổi quay trở lại xã hội và tham gia thị trường lao động sớm hơn”.

Nhà phân tích nói với tờ Newsweek: “Tác động của già hóa dân số được thể hiện theo những cách khác nhau ở ba quốc gia Đông Bắc Á”.

“Ở Trung Quốc, tác động nghiêm trọng nhất sẽ là gây thảm họa kinh tế, tình trạng trở nên trầm trọng hơn do chiến tranh thương mại và sự biến mất của lợi tức dân số, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản phải vật lộn nhiều hơn với nhân lực thực hiện nhiệm vụ quân sự”.

Ông Su nhận xét điều này sẽ có tác động lớn hơn đến quân chính quy, vì lực lượng đặc biệt bị hạn chế về số lượng và “ý thức chuyên nghiệp” để không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nhân lực.

Vị chuyên gia nói tiếp: “Nhật Bản – quốc gia dựa vào nghĩa vụ quân sự tự nguyện, đang phải đối mặt với tình hình thậm chí còn khó khăn hơn”.

Tờ Japan Times vào tháng 11/2023 tiết lộ số lượng người đăng ký phục vụ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã giảm khoảng 30% trong 10 năm qua, có ít hơn 4.000 người nhập ngũ vào năm 2022, chưa đạt 50% mục tiêu tuyển dụng.

SDF đã phải vật lộn để giải quyết tình trạng trên, bất chấp vào năm 2018 đã nâng độ tuổi tối đa cho các tân binh từ 26 lên 32.

Trung Quốc với quân đội lớn nhất thế giới cũng đã hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng, bao gồm những yêu cầu về chiều cao, cân nặng và thị lực… để duy trì quy mô quân đội của mình.

Khủng hoảng dân số làm tổn thương các cường quốc quân sự?- Ảnh 1.

Tỷ lệ sinh của 3 quốc gia Đông Bắc Á liên tục suy giảm mạnh.

Ông Andrew Oros – Giáo sư môn Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Washington ở Chestertown, Maryland, cho biết trong một cuộc phỏng vấn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tiến hành đã đưa ra nhận xét đáng chú ý:

“Trong trường hợp Trung Quốc, vì nền kinh tế không như Nhật Bản hay Hàn Quốc, nên việc trả tiền cho quân đội liên quan đến việc những người lao động có trình độ học vấn thấp hơn, sức khỏe kém hơn nhiều sẽ rời bỏ lực lượng lao động và được thay thế bằng những nhân sự có trình độ học vấn cao hơn, khỏe mạnh hơn”.

Giáo sư Oros nói thêm: “Kết quả là bạn thấy rất nhiều động lực tăng trưởng kinh tế từ đó. Ngay cả một lực lượng lao động nhỏ hơn cũng có thể mang lại khối lượng sản xuất cao hơn và đủ sức chi trả cho những vũ khí tiên tiến mà Trung Quốc muốn sở hữu”.

Ông Oros chỉ ra rằng bất chấp những thách thức về nhân khẩu học, Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã cố gắng xây dựng một quân đội có năng lực hơn và công nghệ tiên tiến hơn.

“Tôi không nghĩ nhân khẩu học là yếu tố quan trọng giải thích tại sao Trung Quốc theo đuổi công nghệ tiên tiến. Họ làm điều đó vì muốn có một quân đội sánh ngang với Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên Tokyo và Seoul đang phải đối mặt với tình trạng số người trong độ tuổi nhập ngũ ngày càng giảm nhanh, “thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ tiết kiệm sức lao động”, ông Oros cho biết đồng thời dự đoán rằng nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự cho đến năm 2050, nhưng không xa hơn.

Giáo sư Oros nhấn mạnh đến bộ mặt đang thay đổi của chiến tranh, với nhiều hoạt động tác chiến không gian mạng và “vùng xám” hơn. Ông cũng cảnh báo các nhà phân tích không nên rơi vào cái bẫy của “chủ nghĩa quyết định nhân khẩu học”, khi lưu ý đến những lợi ích tiềm tàng của công nghệ.

Tiêm kích hạm tàng hình J-35 của Trung Quốc sắp đi vào biên chế.

Theo Newsweek
spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây