Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga ngày 7/11/1917 là một sự kiện lịch sử làm “rung chuyển thế giới,” đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
|
Tối 6/11/1917, Chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công Cung điện Mùa Đông (Ảnh: Tư liệu quốc tế /TTXVN phát) |
|
Đội Cận vệ Đỏ đầu tiên của nhà máy “Tam giác” ở thành phố Petrograd năm 1917. (Ảnh: Tư liệu quốc tế /TTXVN phát) |
|
Vladimir Ilyich Lenin – lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới, người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng Tháng Mười Nga, lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát) |
|
Biểu tình ở Vladivostok ngày 1/5/1917. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Những ủy viên đội võ trang của Hội đồng công nhân thành phố Lagan (1917). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Lực lượng Cận vệ Đỏ Bolshevik trên đường phố Moskva trong những ngày Cách mạng tháng Mười năm 1917. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát) |
|
Ngày 1/7/1917 (18/6 theo lịch Nga cũ), tại Petrograd, Đảng Menshevik âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng Đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng Bolshevik với các khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các Soviet”. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Trận đánh ở Cung điện Mùa Đông năm 1917. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
21 giờ 40 phút ngày 7/11/2017, sau pháo lệnh của chiến hạm “Rạng đông”, quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ Đỏ của công nhân Petrograd, binh sỹ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic tiến công Cung điện Mùa Đông – nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút đêm – rạng sáng 8/11, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ; Thủ tướng A. Kerenski trốn chạy ra nước ngoài. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN). |
|
Đêm 7/11/1917 (25/10 theo lịch Nga cũ), quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd, mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
V.I. Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, 7/11/1918. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) |
|
Từ trên trụ sở Xô Viết (Moskva), Vladimir Ilyich Lenin nói chuyện với Hồng quân trước giờ lên đường chiến đấu (16/10/1919). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Ngọn cờ hòa bình được nêu cao từ Cách mạng tháng Mười, được Liên Xô kế tục, là nhân tố có vai trò quyết định nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa phát-xít. Trong ảnh: Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở trận tấn công vào Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát-xít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Pháo đài Brest (nay thuộc Belarus) – biểu tượng của lòng dũng cảm và kiên cường của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Nhân dân vùng Smolensk cảm ơn các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô đã giải phóng họ khỏi áp bức của phát-xít Đức. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Đêm 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (rạng sáng 9/5 theo giờ Moskva), phát-xít Đức đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN) |
|
Người dân Moskva (Liên bang Nga) ghi lại hình ảnh đoàn người diễu hành qua các tuyến phố nhân kỷ niệm lần thứ 102 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại (2019). (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN) |
|
Cuộc mít-tinh và tuần hành nhân kỷ niệm 102 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Moskva. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN) |
|
Hàng nghìn người tham dự lễ mít-tinh kỷ niệm 106 năm Cách mạng tháng Mười vĩ đại (07/11/1917-07/11/2023) tại thủ đô Moskva. (Ảnh: TTXVN) |
Theo TTXVN