spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMột doanh nghiệp vừa chiếm 'ngôi vương' trong ngành cà phê xuất...

Một doanh nghiệp vừa chiếm ‘ngôi vương’ trong ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam

Đây là doanh nghiệp có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu nông sản, thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) vươn lên trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu niên vụ 2023-2024 đạt 520 triệu USD, vượt xa nhiều đối thủ trong ngành. Báo cáo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) công bố ngày 29/10 cho thấy, Vĩnh Hiệp đã vượt qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (TP.HCM) để chiếm vị trí đầu bảng. Còn Tập đoàn Trung Nguyên của ”ông vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đứng thứ 16, đạt kim ngạch xuất khẩu 114 triệu USD.

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp được thành lập năm 1991, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu, cà phê, tiêu, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Vĩnh Hiệp là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng nông sản, thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Nguồn nguyên liệu cà phê được chọn lọc từ hơn 10.000 hộ nông dân, với phương thức canh tác trồng trọt đạt tiêu chuẩn 4C, Rainforest Alliance. Bên cạnh đó, Vĩnh Hiệp sở hữu nông trại cà phê hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ của USDA của Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Một doanh nghiệp vừa chiếm 'ngôi vương' trong ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam
Nhà máy của Vĩnh Hiệp tại Bình Dương

Hiện nay, Vĩnh Hiệp có 1 nhà máy chế biến cà phê nhân chất lượng cao tại Khu Công nghiệp Trà Đa với diện tích gần 70.000m2, công suất 100.000 tấn cà phê/năm; 1 nhà máy chế biến cà phê bột, rang xay khép kín tại 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku với diện tích 5.000 m2, công suất 2.000 tấn/năm. Nhà máy được thiết kế, hoạt động theo quy trình công nghệ hàng đầu của châu Âu-Probat của Đức. Tại tỉnh Bình Dương, công ty có 1 nhà máy chế biến cà phê nhân tại Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên-tỉnh Bình Dương; diện tích tổng thể là 14.000 m2 và công suất đạt 50.000 tấn cà phê/năm.

Công ty cũng cho ra đời thương hiệu L’amant Café với tiêu chí tất cả mọi người trên thế giới đều có thể thưởng thức những tách cà phê tự nhiên thuần khiết. L’amant là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam có nông trại cà phê đạt chuẩn hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. L’amant Café sử dụng nguồn nguyên liệu đáp ứng các bộ tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ, BRC, Japan Organic và EU Organic.

Một doanh nghiệp vừa chiếm 'ngôi vương' trong ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam
Các sản phẩm cà phê thương hiệu L’amant

>> Đề xuất sớm mở sàn giao dịch cà phê

Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty đến hơn 60 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2020, Vĩnh Hiệp vinh dự là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu cà phê sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA với sản lượng 296 tấn cà phê nhân xanh, cà phê rang xay được vận chuyển tới Đức và Bỉ. Đặc biệt, đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam sản xuất cà phê hữu cơ đạt chứng nhận organic USDA-Hoa Kỳ.

Theo VICOFA, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ này đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng mạnh 33% so với cùng kỳ năm trước dù sản lượng giảm 12,7%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ giá cà phê trên thị trường quốc tế tăng cao, đẩy giá trị xuất khẩu lên mức cao nhất trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.

Cà phê Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu chiếm khoảng 48% thị phần, châu Á 21%, và Mỹ 6%. Đáng chú ý, cà phê robusta vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, chiếm hơn 1,2 triệu tấn trong tổng số 1,45 triệu tấn xuất khẩu.

So sánh với niên vụ trước, kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hiệp tăng vọt từ 244 triệu USD lên 520 triệu USD. Xếp ở vị trí thứ hai là CTCP Tập đoàn Intimex với doanh thu xuất khẩu hơn 407 triệu USD. Niên vụ trước, Intimex đứng đầu bảng xếp hạng với kim ngạch 318 triệu USD. Tập đoàn này do ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Vicofa, làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Trong nhóm doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu vượt 200 triệu USD còn có các tên tuổi nổi bật như Louis Dreyfus, Tuấn Lộc, Simexco Đắk Lắk, Nestle và Intimex Mỹ Phước.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật