spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpBài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin...

Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử

Hiệu ứng FOMO (Fear of missing out) được định nghĩa như là một nỗi sợ hay một sự tiếc nuối, dẫn đến một mối quan tâm cưỡng chế rằng bạn có thể bỏ lỡ cơ hội.

Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) – nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội – là sự khao khát được kết nối liên tục với những gì người khác đang làm. FOMO cũng được định nghĩa là một nỗi sợ hay một sự tiếc nuối, dẫn đến một mối quan tâm cưỡng chế rằng bạn có thể bỏ lỡ cơ hội được tương tác xã hội, một trải nghiệm mới, một cơ hội đầu tư sinh lời hoặc các sự kiện thỏa mãn khác. Hiệu ứng FOMO chỉ có thể xuất hiện khi có chất xúc tác, hay nói một cách khác, là “được kích hoạt” bởi những cá nhân, sự kiện, sự việc có tầm ảnh hưởng lớn, làm tăng tính hấp dẫn.

Đầu tư cũng vậy, với giá trị tăng vọt của Bitcoin và các loại tiền số khác, nhiều nhà đầu tư từ cá nhân đến tổ chức đã lao vào thị trường với hy vọng “không bỏ lỡ cơ hội làm giàu”. Câu chuyện về Bitcoin, đồng tiền Luna, và cả những quyết định của một số chính phủ đã để lại nhiều bài học kinh doanh đáng giá đối với nhiều nhà đầu tư.

Những ngày gần đây, tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin đang dậy sóng, giá bitcoin vượt 76.850 USD, xác lập đỉnh mới sau thông tin ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn lại những cơn sốt bitcoin trước đó.

Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử
Ảnh minh hoạ hiệu ứng FOMO

>> Nghệ thuật bán hàng siêu đẳng của siêu lừa Comisar: Bán sợi dây phơi giá 50 USD, người mua biết hớ cũng chỉ đành cười!

Nhân tố kích hoạt hiệu ứng FOMO nhìn từ câu chuyện của Elon Musk

Sự kiện ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng như một nhân tố, kích hoạt hiệu ứng FOMO lần này, đồng Bitcoin dậy sóng.

Trong quá khứ, tiền điện tử, bitcoin cũng đã từng trải qua nhiều sóng lớn. Một ví dụ điển hình về người đã tạo ra, kích hoạt hiệu ứng FOMO trong thị trường tiền điện tử chính là Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX. Chỉ một dòng tweet của ông đã có thể khiến giá của một đồng tiền điện tử biến động mạnh. Trong năm 2021, Elon Musk và công ty của ông, Tesla, đã đưa ra quyết định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Không chỉ dừng lại ở đó, Tesla còn thông báo sẽ chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán. Điều này đã tạo nên làn sóng FOMO lớn chưa từng có trong lịch sử tiền điện tử.

Thông báo này ngay lập tức đẩy giá Bitcoin lên mức cao kỷ lục, vượt qua ngưỡng 60.000 USD/BTC, và tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ trên toàn cầu. Sự tham gia của một tập đoàn lớn như Tesla khiến nhiều người tin rằng Bitcoin sẽ trở thành tài sản chính thống và không muốn bỏ lỡ cơ hội “đầu tư vào tương lai”.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, Tesla bất ngờ thông báo ngừng chấp nhận Bitcoin vì lo ngại về tác động môi trường từ hoạt động khai thác tiền điện tử. Quyết định này làm cho giá Bitcoin lao dốc, và thị trường tiền điện tử rơi vào một đợt điều chỉnh lớn.

Sự thay đổi này là một ví dụ rõ ràng về sức mạnh của những cá nhân có tầm ảnh hưởng trong việc tạo ra hoặc phá vỡ FOMO. Elon Musk đã trở thành một “nhân tố kích hoạt” FOMO, cho thấy cách mà các nhân vật có tầm ảnh hưởng có thể thay đổi tâm lý thị trường và tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ.

Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử
Elon Musk – một trong những nhân tố tạo ra hiệu ứng FOMO về tiền điện tử mấy năm trước

>> Bitcoin phá đỉnh lịch sử, vốn hóa thị trường chạm mốc 1.500 tỷ USD

Hiệu ứng FOMO không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cá nhân mà còn lan rộng đến cấp độ chính phủ. Tổng thống El Salvador, ông Nayib Bukele, đã biến El Salvador thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp vào năm 2021.

Với kỳ vọng Bitcoin sẽ mang lại lợi ích kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ El Salvador không chỉ chấp nhận Bitcoin mà còn đầu tư ngân sách quốc gia vào đồng tiền này. Tổng thống El Salvador không chỉ trở thành người bị cuốn theo hiệu ứng FOMO về đồng tiền số, mà chính ông cũng góp phần đẩy hiệu ứng lên cao trào.

Một ví dụ khác được nhắc tới liên tục trên thị trường tiền số, là Steven Ehrlich, một nhà đầu tư cá nhân. Steven Ehrlich đã quyết định rót tiền vào Bitcoin năm 2017, khi đồng tiền này tăng mạnh và đạt gần 20.000 USD. Bị cuốn vào FOMO, Ehrlich tin rằng Bitcoin sẽ tiếp tục tăng cao và không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận lớn. Ehrlich quyết định đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm của mình vào đồng tiền điện tử này. Khi Bitcoin sụp đổ vào đầu năm 2018, giá trị tài sản đầu tư của Ehrlich giảm mạnh.

Câu chuyện của Tổng thống El Salvador, của tỷ phú Elon Musk, hay của nhà đầu tư cá nhân Steven Ehrlich là những minh chứng mạnh mẽ cho việc ngay cả người tạo ra hiệu ứng cũng có thể bị cuốn vào FOMO, dẫn đến những quyết định đầu tư thiếu thận trọng.

Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử
Ảnh minh hoạ đồng Bitcoin

>> Mang cơm hộp, bánh mì ‘tiếp tế’ đấu giá đất huyện vùng ven Hà Nội

Bài học kinh doanh nhìn từ hiệu ứng FOMO trong tiền điện tử

1. Trang bị kiến thức là chìa khóa để đầu tư bền vững

Để tránh bị cuốn vào FOMO, nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức đầy đủ khi quyết định rót vốn đầu tư, bao gồm cả đầu tư tiền điện tử, hay đầu tư chứng khoán, đầu tư vào bất động sản…

Thị trường bất động sản thời gian qua đã xuất hiện những dấu hiệu của hiệu ứng FOMO: Giá bất động sản được đẩy lên cao, kéo theo tâm lý sợ bỏ lỡ, khiến nhiều người chấp nhận xuống tiền nhanh chóng. Loạt các đợt “vỡ bong bóng cục bộ” tại từng địa phương đã minh chứng cho việc chạy theo trào lưu sợ bỏ lỡ sẽ khiến các quyết định đầu tư trở nên thiếu thận trọng. Lời khuyên của các chuyên gia luôn là: Hãy thận trọng.

Đối với tiền số, hiện nay, các nền tảng giao dịch, như Binance, đã nhận thấy điều này và xây dựng hệ sinh thái giáo dục như Binance Academy để giúp nhà đầu tư có kiến thức cần thiết về thị trường tiền số. Binance Academy cung cấp tài liệu về quản lý rủi ro và giúp kiểm soát FOMO, giúp người dùng tự đánh giá tình hình trước khi ra quyết định đầu tư.

2. Quản lý rủi ro để tránh rơi vào bẫy FOMO

Khi bị FOMO dẫn dắt, nhà đầu tư thường dễ bỏ qua nguyên tắc quản lý rủi ro. Đối với các giao dịch tiền điện tử, công cụ Stop loss (lệnh dừng lỗ) là một cách trực diện nhất để các nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro. Sử dụng Stop loss là một cách để bảo vệ tài sản trong trường hợp thị trường biến động mạnh, như trong đợt sụp đổ của Luna và sự lao dốc của Bitcoin sau thông báo của Tesla. Các nền tảng giao dịch lớn (như Binance) là một ví dụ điển hình về việc hướng dẫn nhà đầu tư kiểm soát mức độ thua lỗ thông qua công cụ stop loss và cả các phần mềm hướng dẫn đầu tư.

3. Đánh giá sự tác động của người có tầm ảnh hưởng

Câu chuyện của Elon Musk và Tổng thống Nayib Bukele, hay cả sự kiện ông Donald Trump vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ cho thấy, các nhà đầu tư cần đánh giá cẩn thận tác động của những người có tầm ảnh hưởng trong thị trường.

Trên thực tế, thị trường luôn biến động. Một trong những bí quyết đầu tư của các nhà đầu tư lớn được nhiều người áp dụng là “chốt lãi không bao giờ sai”. Nhà đầu tư cần nhìn nhận, đánh giá thị trường, để đưa ra thời điểm cắt lỗ/chốt lãi hợp lý. Đầu tư theo FOMO mà không có chiến lược rõ ràng dễ dẫn đến hậu quả nặng nề.

4. Tập trung vào giá trị thực tế thay vì dự đoán tăng giá

Giá trị thực tế của tiền điện tử nằm ở công nghệ và tiềm năng ứng dụng, chứ không chỉ ở sự biến động của giá. Việc tập trung vào giá trị thực thay vì kỳ vọng tăng giá giúp nhà đầu tư tránh được FOMO. Trong câu chuyện của Luna và Terra, nhiều người đầu tư vào vì kỳ vọng tăng giá ngắn hạn mà bỏ qua các phân tích về cơ chế hoạt động và rủi ro tiềm ẩn. Đây là bài học về việc cần nhìn xa hơn làn sóng FOMO để nhận diện giá trị dài hạn.

Quay trở lại với thị trường những ngày gần đây: Ông Trump chiến thắng trong đợt bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ, giá vàng đang liên tục leo thang bỗng chốc lao dốc. Trong khi các nhà đầu tư đang hoang mang, chấp nhận bán tháo, thì ngay sau đó vàng đảo chiều tăng trở lại. Vàng đang đảo chiều liên tục, cũng cho thấy nhà đầu tư cần nhìn nhận vào thực tế thay vì các dự đoán ngắn hạn theo các sự kiện tác động ngay lập tức.

Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử
Diễn biến giá vàng thế giới – nguồn Tradingview

Hiệu ứng FOMO là một động lực mạnh mẽ có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trong đầu tư, nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro khi bị lạm dụng hoặc thiếu kiểm soát. Nhà đầu tư nên trang bị kiến thức đầy đủ, quản lý rủi ro và không để mình bị cuốn vào làn sóng FOMO mà không có cơ sở phân tích chắc chắn.

Đối với các doanh nghiệp, khai thác FOMO trong chiến lược tiếp thị có thể tạo ra sức hút mạnh mẽ, nhưng giá trị thực sự của sản phẩm mới là yếu tố giúp xây dựng lòng tin bền vững với khách hàng.

>> Giá vàng ‘quay xe’ tăng 1 triệu đồng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 13 tấn vàng trong nửa năm

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật