spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpDoanh nghiệp của đại gia Lê Xuân Trường muốn đưa 71.142 tấn...

Doanh nghiệp của đại gia Lê Xuân Trường muốn đưa 71.142 tấn vật liệu xây dựng vào rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Tam Đảo làm dự án du lịch

Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo do ông Lê Xuân Trường làm Tổng Giám đốc đang xin lấy ý kiến tham vấn cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu du lịch sinh thái số 2 tại Vĩnh Phúc, dự án dự kiến sẽ đổ 71.142 tấn vật liệu xây dựng đổ vào rừng đặc dụng Vườn quốc gia Tam Đảo.
Doanh nghiệp của đại gia Lê Xuân Trường muốn đưa 71.142 tấn vật liệu xây dựng vào rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Tam Đảo làm dự án du lịch- Ảnh 1.

Nguồn: Bộ TNMT

Theo hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động của Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo, dự án có tổng diện tích 68ha, thuộc Tiểu khu 102 và Tiểu khu 105A, thuộc phân khu Du lịch – Hành chính của Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Diện tích đất thực hiện dự án VQG Tam Đảo và Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Thời gian thuê 30 năm kể từ ngày hai bên bàn giao diện tích thuê rừng.

Mục tiêu dự án nhằm khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và dự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng, văn hóa phát triển du lịch; thu hút nhà đầu tư là tổ chức, các nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở trong nước và nước ngoài để phát triển du lịch sinh thái…

Dự án được thực hiện chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 61ha, giai đoạn 2 là 6,8ha. Công suất thiết kế dự kiến đạt khoảng 175.000 khách/năm. Bên cạnh lợi ích khu sinh thái mang lại, việc bê tông rừng đặc dụng Quốc gia Tam Đảo cũng chịu không ít những tác động, đặc biệt là tình trạng bê tông hóa rừng.

Theo quy hoạch phân khu chức năng, dự án gồm: Khu dừng chân nghỉ ngơi 23.000m2, nhà hàng – dịch vụ 91.000m2, khu dịch vụ – sinh hoạt cộng đồng 18.000m2… Theo đó, có 6 khu nhà nghỉ dừng chân (ND1-ND6), với diện tích 23.00m2, diện tích xây dựng 9.379m2, xây cao 2 tầng, mật độ xây dựng 40%. Khu nhà hàng – dịch vụ (DV-CD 1-8), diện tích 18.060m2, diện tích xây dựng 7.224m2, chiều cao 2 tầng, mật độ xây dựng 40%….

Theo giải pháp kiến trúc được nhà đầu tư đưa ra, khu nhà nghỉ chân – Bulgalow làm móng đơn 1400x1400mm, liên kết bởi giằng bê tông cốt thép, kích thước 220x500mm và 220x400mm.

Phần thân sử dụng kết cấu thép, sàn desk đổ bê tông dày 120mm…. Trung tâm ẩm thực móng đơn bê tông cốt thép, kích thước móng 1400×1400, 1800×1800, 1800×2400, 1800×2820, 1800x3125mm.

Các móng được liên kết bởi hệ giằng bê tông cốt thép kích thước 300x700mm… Ngoài ra còn nhiều công trình bê tông cốt thép và hạ tầng giao thông khác. Theo ước tính, khối lượng vật liệu thi công dự án khoảng 71.142 tấn gồm bê tông, xi măng, thép, đá… Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án chưa có thiết kế cụ thể các công trình xây dựng này. Dự án được lấy ý kiến từ ngày 30/10 đến 14/11.

Doanh nghiệp của đại gia Lê Xuân Trường muốn đưa 71.142 tấn vật liệu xây dựng vào rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Tam Đảo làm dự án du lịch- Ảnh 2.

Vị trí dự án Khu du lịch sinh thái do doanh nghiệp của Đại gia Lê Xuân Trường dự kiến thực hiện tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án

Chuyên gia quy hoạch đô thị khuyến nghị cần cân nhắc kỹ

Thời gian qua, liên quan đến 2 dự án du lịch, khách sạn tại Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm Khu du lịch sinh thái số 2 dự kiến lấy 68ha và dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí số 13 dự kiến thuê 35,73ha, TSKH-KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên là Kiến trúc sư Trưởng của thành phố Hà Nội đã có nhiều ý kiến tham góp cho rằng cần xem xét kỹ lưỡng, cần trọng để tránh những hệ lụy khó sửa chữa về sau.

Theo đó, Báo cáo ĐTM lấy ý kiến tham vấn cộng đồng của dự án Khu du lịch sinh thái số 2 đã liệt kê ra khá nhiều văn bản pháp lý, ý kiến bằng văn bản liên quan nhưng chỉ nhắc đến 2 căn cứ quy hoạch là Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 và Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo giai đoạn 2010-2020 được Bộ NN&PTNT phê duyệt từ năm 2011.

Chia sẻ với MarketTimes, TS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, hệ thống quy hoạch có rất nhiều, đây là khu vực có đặc thù không chỉ không có rừng mà còn có quy hoạch địa phương, quy hoạch khu vực.

Cũng theo ông Nghiêm, ngoài các quy định về quy hoạch, các luật liên quan, Luật Di sản Văn hóa, Luật Xây dựng,… về cảnh quan thiên nhiên đều phải tôn trọng.

“Trong nguyên tắc về Luật có một câu là các di sản như Tam Đảo có đặc trưng thì phải bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn là mục tiêu hàng đầu, trên cơ sở đó đưa ra phát huy giá trị chứ không phải làm thay đổi chỉ tiêu, tiêu chí của khu vực đó để phát huy giá trị”, TS. Đào Ngọc Nghiêm nêu quan điểm.

Dẫn chứng thêm về các dự án có yếu tố nhạy cảm đến môi trường, đặc biệt là môi trường rừng, theo ông Nghiêm, thực tế cho thấy, vừa qua nhiều địa phương đã vấp phải, do đó, việc xem xét dự án đang được lấy ý kiến ĐTM tại Vườn Quốc gia Tam Đảo cần được cân nhắc hơn nữa bởi có nhiều dự án dù được chấp thuận nhưng sau khi công luận phản đối đã phải dừng lại như câu chuyện tại Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vừa qua.

“Ngay từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã nhìn thấy những lợi thế về du lịch nên đã xây dựng khu nghỉ dưỡng ở Tam Đảo và từ đó tới nay nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng. Trong khu vực phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, Vườn quốc gia Tam Đảo có lợi thế nhiều nhất. Trong bối cảnh hiện nay việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên rất quan trọng, không được tổ chức du lịch mà phá hủy không gian xanh của vườn quốc gia”, ông Nghiêm nêu quan điểm.

Ông Nghiêm cũng cho rằng, Tam Đảo đã từng có một số dự án bị “bác” vì không hợp lý hoặc gây phản ứng từ phía dư luận. “Nguyên tắc làm du lịch sinh thái thì yêu cầu bảo tồn phải đặt lên hàng đầu, không được làm giảm cảnh quan thiên nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới mọi hình thức, đúng luật hay lách luật.

Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, có chiều dài 80km, nằm trên địa giới hành chính 23 xã, 4 huyện thuộc Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Vườn Quốc gia Tam Đảo được Thủ tướng thành lập với tổng diện tích 36.883ha.

Năm 2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tam Đảo, giai đoạn 2021-2030, tổng diện tích tự nhiên là 32.761ha, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng và chưa có rừng, diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Được biết, đến nay, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã ban hành quyết định về việc Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 6 dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thuộc Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2021-2030, gồm: Công ty Cổ phần TMDV MAS Việt Nam, Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo, Công ty Đầu tư và Phát triển TTC Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ Tam Phúc, Công ty TNHH ECO Tam Đảo.

Đối với khu du lịch sinh thái số 11, có 2 nhà đầu tư tham gia nộp hồ sơ tuyển đạt yêu cầu, phải thực hiện đầu thầu là Công ty TNHH Xây dựng LTH và Công ty TNHH Vĩ Nguyên Cát – Công ty TNHH Đầu tư APG – Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật