spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpSếp Gamuda Land nói về khẩu vị M&A bất động sản Việt...

Sếp Gamuda Land nói về khẩu vị M&A bất động sản Việt Nam

Vị này cũng chia sẻ quan điểm về giá bất động sản Việt Nam đang tăng cao: "Thực ra không ai được hưởng lợi. Chủ đầu tư cũng không được lời nhiều hơn, người mua nhà cũng hoàn toàn chịu thiệt thòi".

Nổi tiếng với hai dự án bất động sản là Gamuda City tại Tp.Hà Nội và Celadon City tại TpHCM, mới đây còn gây chú ý khi “thâu tóm” dự án Uni Galaxy tại Bình Dương với giá trị hàng ngàn tỷ đồng, Gamuda Land được biết đến là một trong những “tay chơi” bất động sản ngoại lớn tại Việt Nam.

Sếp Gamuda Land tiếp tục khẳng định Việt Nam là thị trường trọng điểm

Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” diễn ra ngày 8/11, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land, đã có những chia sẻ về khẩu vị M&A của đơn vị này.

Bà Khanh cho biết, Gamuda Land đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ khoảng năm 2008 – 2010, tới thời điểm này đã gần 20 năm. Và 3 năm vừa qua, doanh nghiệp đã thực hiện thành công nhiều thương vụ M&A cho việc mở rộng quỹ đất. Hiện tại, Gamuda Land vẫn tiếp tục xác định Việt Nam là thị trường trọng tâm và đẩy mạnh dòng vốn vào đây.

“Trước đây, chúng tôi phát triển về đại đô thị thì yêu cầu về quỹ đất là rất lớn. Tuy nhiên, với việc doanh nghiệp đang mở rộng danh mục thì các thị trường chính vẫn là Hà Nội và T p.HCM cùng các tỉnh vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai.

Tiê u chí đầu tư của chúng tôi, đầu tiên vẫn là dựa trên nền tảng về quỹ đất. Trong những quỹ đất đó, nếu độ pháp lý chưa sạch thì chúng tôi vẫn cân nhắc đầu tư trên cơ sở xem đối tác địa phương của mình là ai. Đồng thời, đánh giá khả năng dự án có thể tiếp tục hoàn thiện. Đòi hỏi quỹ đất phải sạch 100% là rất vô lý, hầu như không có quỹ đất nào có thể đáp ứng được, hoặc nếu có thì mức giá giao dịch sẽ rất cao.

Chúng tôi cũng thấu hiểu khó khăn của các đối tác địa phương. Mất nhiều thời gian để một dự án từ lúc có giấy phép chủ trương đầu tư (nhất là dự án ở TP HCM) tới khi có quy hoạch 1/500, cầm được sổ đỏ đất dự án. Chứng kiến nhiều công trình là tâm huyết 10 – 15 năm của đối tác, chúng tôi tôn trọng giá trị mà họ đưa vào trong dự án đó.

Gamuda rất kiên trì ở thị trường này, cho các đối tác thời gian khi có sự kiện xảy ra (như luật điều chỉnh, thay đổi quy hoạch 1/500, 1/2000…), cùng ngồi lại với các bên để hỗ trợ về giá. Để thực hiện được tất cả những bước đó, có thể kéo dài 1 – 2 năm”, bà Khanh nói.

Ngoài ra, vị này chia sẻ thêm rằng, theo định nghĩa của Gamuda Land, hoạt động M&A không phải là trầm lắng. Đứng từ phía mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp xác định Việt Nam là thị trường trọng tâm và tích cực tiếp tục tìm kiếm các quỹ đất sạch hoặc đang trong quá trình hoàn thành pháp lý để M&A.

Số lượng thống kê có thể giảm so với các năm trước, lý do là bởi thời gian hoàn tất giao dịch trước đây có thể từ 3 đến 6 tháng, đến 1 năm. Còn hiện tại, hầu như các dự án mà đơn vị nghiên cứu đều mất 18 tháng đến 2 năm. Một giao dịch hoàn tất là trên cơ sở chuyển nhượng 100% cổ phần của dự án, các điều kiện tiên quyết phải được đáp ứng. Do đó, thời gian thực hiện giao dịch và thời gian để dự án đủ điều kiện bán hàng có thể dài hơn.

Tôi kỳ vọng mặt bằng giá sẽ mang tính chất bền vững hơn. Việc bất động sản hình thành một mặt bằng giá cao thực ra không ai được hưởng lợi. Chủ đầu tư cũng không được lời nhiều hơn, người mua nhà cũng hoàn toàn chịu thiệt thò i”, bà Khanh nói thêm.

Cuộc chơi sắp tới trên thị trường bất động sản sẽ chỉ dành cho những người có năng lực thật

Sếp Gamuda Land nói về khẩu vị M&A bất động sản Việt Nam- Ảnh 1.

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).

Nói về thị trường, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cho biết vừa qua cùng với Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chính thức hiệu lực. Các luật này đã thay đổi điều kiện trong hoạt động M&A của các dự án có nhu cầu chuyển nhượng trên thị trường.

Cụ thể, trước đây Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định phải có sổ đỏ mới được chuyển nhượng, phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên theo luật mới thì không còn cần. Miễn là đã có đất sạch, các thủ tục pháp lý làm đến đâu thì sẽ xong chuyển giao nguyên trạng. Bên cạnh đó, các quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng giúp tháo gỡ khá nhiều vấn đề khác.

“Với luật mới, cuộc chơi sắp tới trên thị trường bất động sản sẽ chỉ dành cho những người có năng lực thật. Những chủ đầu tư yếu kém sẽ bị sàng lọc, loại trừ. Tôi cho rằng đây sẽ là cuộc sàng lọc rất lớn. Thị trường M&A bất động sản trong giai đoạn 2025 – 2026 dự kiến rất sôi động với sản phẩm đa dạng, chất lượng hơn”, ông Đính nói.

Đồng quan điểm, ông Dương Đức Hiếu, Giám đốc Khối xếp hạng và Nghiên cứu VIS Rating nhìn nhận, tác động của các bộ luật mới cùng các thông tư, nghị định hướng dẫn được ban hành gần đây đã bắt đầu có những tác động đến thị trường.

“Tác động đầu tiên là sự thanh lọc. Càng ngày, chúng ta càng nhìn thấy rõ vai trò cũng như thị phần lớn hơn từ các chủ đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư lớn trong nước.

Tôi thấy trong giai đoạn thị trường khó khăn, thực tế hoạt động M&A còn đang diễn ra mạnh mẽ hơn so với lúc thị trường phát triển, tuy nhiên hình thái có thể khác đi. Nhu cầu huy động vốn của các chủ đầu tư đang gia tăng đáng kể”, ông Hiếu nói.

Giám đốc Khối xếp hạng và Nghiên cứu VIS Rating hy vọng với luật mới, việc chuyển đổi dự án, thay đổi tên chủ đầu tư sẽ được diễn ra công khai, minh bạch hơn, mang lại cho người mua nhà thông tin rõ ràng hơn. Tính công khai minh bạch của các dự án cùng chủ đầu tư bất động sản là một điểm rất quan trọng trong sự tác động của các luật mới.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật