spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpDoanh nghiệp xi măng Việt Nam 'lao đao' trước thông tin Philippines...

Doanh nghiệp xi măng Việt Nam ‘lao đao’ trước thông tin Philippines khởi xướng điều tra tự vệ

Philippines sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trả lời bản câu hỏi trong việc khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu.

Ngày 4/11 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo rằng Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã chính thức khởi xướng cuộc điều tra tự vệ với xi măng nhập khẩu vào nước này. Cuộc điều tra, dựa trên Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines, nhằm xem xét lượng nhập khẩu và tác động tới ngành sản xuất xi măng nội địa từ năm 2019-2024.

Sản phẩm nằm trong diện điều tra bao gồm các loại xi măng có mã HS 2523.2990 và 2523.9000. Theo số liệu của cơ quan điều tra, lượng xi măng nhập khẩu đã tăng đều đặn trong giai đoạn 2019-2023, với mức tăng 10% trong năm 2020, 17% vào năm 2021 và 5% vào năm 2023. Thị phần nhập khẩu trong nước cũng tăng mạnh, từ 30% vào năm 2019 lên 47% năm 2023 và tiếp tục đạt 51% trong nửa đầu năm 2024.

DTI cho biết, sự gia tăng nhập khẩu đã gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất xi măng trong nước, bao gồm giảm thị phần, sụt giảm doanh thu, lợi nhuận, và sức ép hạ giá bán. Các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài Philippines có quyền bày tỏ quan điểm về vụ việc, bao gồm cả tác động của biện pháp tự vệ đối với lợi ích công cộng. Bộ cũng sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam tham gia trả lời bản câu hỏi điều tra.

Cùng thời điểm, Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam thông báo rằng Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) đã khởi xướng điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia. Việc rà soát này dựa trên thông tin rằng Bahru Stainless Sdn. Bhd., công ty sản xuất duy nhất của Malaysia bị áp thuế chống bán phá giá, đã dừng hoạt động từ ngày 30/6/2024.

Sản phẩm bị điều tra là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn, tấm hoặc các dạng khác với mã HS 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00, 7220.20.10.00 và 7220.20.90.00. Hiện tại, thép không gỉ từ Việt Nam đang chịu mức thuế từ 7,81% đến 23,84%, trong khi Indonesia chịu thuế từ -0,2% đến 34,82%.

MITI đã yêu cầu các bên liên quan gửi bình luận và bằng chứng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng (ngày 1/11/2024). Nếu không nhận đủ thông tin, MITI sẽ đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu sẵn có.

Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép liên quan cần sớm đăng ký tham gia, cung cấp thông tin cần thiết và hợp tác đầy đủ với MITI trong suốt quá trình điều tra.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật