spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCục An toàn thông tin công bố danh sách 20 website giả...

Cục An toàn thông tin công bố danh sách 20 website giả mạo Shopee, Tik Tok, Điện máy Xanh, Amazon, người dùng cần nâng cao cảnh giác

Cục An toàn thông tin đặc biệt khuyến cáo người dùng: Không truy cập các đường dẫn lạ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc; Không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác thực rõ đối tượng giao dịch.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo qua các website giả mạo, với mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Theo thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trong tuần 44/2024, cơ quan này đã ghi nhận tổng cộng 2.784 trường hợp phản ánh về các vụ lừa đảo trực tuyến, trong đó có 201 trường hợp qua cổng canhbao.khonggianmang.vn và 2.583 cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo được phản ánh qua tổng đài 156/5656.

NCSC khuyến cáo người dùng cần đặc biệt cảnh giác với 11 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử phổ biến, bao gồm: Amazon, Lazada, Shopee, Tiki và TikTok Shop. Một số website đã được phát hiện sử dụng tên miền gần giống như korshop.tiktok[.]com nhằm đánh lừa người tiêu dùng và lôi kéo họ tham gia các hoạt động giao dịch không an toàn.

Ngoài các trang thương mại điện tử, NCSC còn cảnh báo về những đường dẫn giả mạo mạo danh Bộ Công an, các đơn vị dịch vụ như Giao hàng Tiết kiệm, Điện máy Xanh, VPBank, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TopCV, Vietnam Airlines và VNeID. Các đường dẫn này đều nhằm mục tiêu thu thập thông tin cá nhân hoặc dụ dỗ người dùng tham gia vào các giao dịch chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin công bố danh sách 20 website giả mạo Shopee, Tik Tok, Điện máy Xanh, Amazon, người dùng cần nâng cao cảnh giác
Một số trường hợp người dùng cần nâng cao cảnh giác. Nguồn: NCSC

>> Temu đổ bộ, cuộc chiến ‘đốt tiền’ của các sàn thương mại điện tử ngày càng khốc liệt

Cục An toàn thông tin cho biết, đối tượng lừa đảo thường sử dụng logo và tên của các tổ chức như Cục Thương mại điện tử, Amazon Global Selling Việt Nam, để người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu nhầm rằng đây là hoạt động chính thức. Phương thức lừa đảo phổ biến là dụ dỗ người dùng tham gia chương trình, mở cửa hàng ảo hoặc đại lý, với hứa hẹn nhận được ưu đãi nhỏ ban đầu, như 20.000 đồng vào tài khoản hoặc 30.000 đồng thẻ cào. Sau khi tham gia, người dùng sẽ bị chiết khấu và chuyển tiền, từ đó dẫn đến tổn thất tài chính.

Cục An toàn thông tin nhấn mạnh rằng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động rà soát và phát hiện sớm những website lừa đảo giả mạo để kịp thời cảnh báo cho người dùng và ngăn chặn các hoạt động phi pháp. Điều này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn bảo vệ thương hiệu của các tổ chức.

Để tránh rủi ro, Cục An toàn thông tin đặc biệt khuyến cáo người dùng: Không truy cập các đường dẫn lạ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc; Không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác thực rõ đối tượng giao dịch. Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dùng nên nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để nhận được hỗ trợ và ngăn chặn kịp thời.

>> Các ông lớn công nghệ Facebook, TikTok, Apple… nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật