spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánCổ đông thiểu số chịu lỗ trăm tỷ đồng, Tổng Sông Đà...

Cổ đông thiểu số chịu lỗ trăm tỷ đồng, Tổng Sông Đà (SJG) muốn thoái vốn tại 23 doanh nghiệp

Được biết, “Sông Đà” là một trong những họ cổ phiếu xuất hiện sớm nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21. Bản thân cổ phiếu SJS từng nằm trong Top chứng khoán có giá cao Top đầu thị trường những năm 2006-2007.

Tổng CTCP Sông Đà (SJG) vừa công bố đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2023-2028. Theo đó, công ty dự kiến tiếp tục nắm giữ vốn góp tại 10 doanh nghiệp, trong đó có Thủy điện Cần Đơn (SJD), Thủy điện Nậm Chiến và các công ty Sông Đà 3, 5, 9, 10…

Ở chiều ngược lại, Sông Đà sẽ thoái toàn bộ vốn tại 23 doanh nghiệp, bao gồm Sông Đà 2, 4, 6, 11, 12… Tuy nhiên, kế hoạch thoái vốn tại Sông Đà 4 và Sông Đà 6 sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng nếu hai doanh nghiệp này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả.

Ngoài ra, Sông Đà cũng lên kế hoạch giải thể CTCP BOT Quốc lộ 2. Kế hoạch chi tiết cho các khoản đầu tư, góp vốn, thoái vốn sẽ được phân tích và đánh giá cụ thể trong thời gian tới.

Trong quá khứ, Tổng Sông Đà từng thành công với các thương vụ thoái vốn tại Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) và Sudico (SJS). Đặc biệt, doanh nghiệp đã chốt lời hơn 41,7 triệu cổ phiếu SJS với giá 102.000 đồng/cp vào đầu quý II/2022, khi công ty này kinh doanh kém hiệu quả. Đơn vị mua là CTCP Thương mại Dịch vụ Đầu tư An Phát, với tổng giá trị khoảng 4.258 tỷ đồng. Hiện tại, cổ phiếu SJS chỉ giao dịch quanh mức 67.000 đồng/cp.

Được biết, nhóm doanh nghiệp liên doanh, liên kết là một phần quan trọng trong bức tranh chung của Tổng CTCP Sông Đà khi đem về từ 142 tỷ đến 263 tỷ đồng lợi nhuận trong ba năm gần nhất.

Thuyết minh tại khoản mục “đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” cuối quý II/2024, số tiền SJG đang chi ra là gần 248 tỷ đồng tại 25 doanh nghiệp. Sông Đà 11 và Năng lượng Vinaconex là hai khoản đầu tư có giá trị lớn nhất (đạt trên 50 tỷ đồng). Trong khi đó, danh mục đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết của SJG có tổng giá trị gần 2.600 tỷ tại 7 doanh nghiệp, trong đó CTCP Điện Việt Nam ghi nhận giá trị góp vốn hơn 2.233 tỷ đồng.

Cổ đông thiểu số chịu lỗ trăm tỷ đồng, Tổng Sông Đà (SJG) muốn thoái vốn tại 23 doanh nghiệp
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024 của SJG

Về kế hoạch tương lai, Tổng Sông Đà sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính: Thi công xây lắp, sản xuất kinh doanh điện thương phẩm, và bất động sản, cho thuê văn phòng. Mục tiêu doanh thu hợp nhất giai đoạn 2023-2027 là 33.600 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 3.700 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp dự kiến đạt 22.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu sẽ đạt 7.800 tỷ đồng.

Đối chiếu mục tiêu với báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, tài sản của SJG sẽ giảm nhẹ, vốn chủ sở hữu giảm khoảng 1.000 tỷ đồng sau khi thoái vốn. Lợi nhuận trung bình giai đoạn 2024-2027 phấn đấu đạt 800 tỷ đồng/năm, cao hơn 1,55 lần so với mức lợi nhuận năm 2023.

Cổ đông thiểu số chịu lỗ trăm tỷ đồng, Tổng Sông Đà (SJG) muốn thoái vốn tại 23 doanh nghiệp
Nguồn: Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2023-2028 của SJG

Theo đánh giá, việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hàng chục khoản đầu tư của Tổng CTCP Sông Đà là hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh tính hình tài chính của công ty vẫn còn nhiều vấn đề.

Cụ thể, đến cuối tháng 6/2024, công ty đang có khoản “chênh lệch đánh giá lại tài sản” âm tới 975 tỷ đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, làm giảm giá trị tài sản ròng.

Mặt khác, SJG cũng ghi nhận mức chịu lỗ 103,5 tỷ đồng ở khoản mục “lợi ích cổ đông không kiểm soát” trong bối cảnh nhiều công ty thành viên thuộc SJG kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ.

Được biết, “Sông Đà” là một trong những họ cổ phiếu xuất hiện sớm nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21. Bản thân cổ phiếu SJS từng nằm trong Top chứng khoán có giá cao Top đầu thị trường những năm 2006-2007.

Một số cổ phiếu từng hoặc đang giao dịch bao gồm SJS, SJD, SD1, SD2, SD3, SD4, SD5, SD6, SD7, SD9, S12, SDT, SDB, STL, S64, S55, S27, SDD, SDE. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong số này đã gặp khó khăn, thua lỗ và rời sàn. Thậm chí, SJS, SD4, SD6 có “tiền sử” trạng khất nợ cổ tức kéo dài.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật