spot_img
11 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánCông ty chứng khoán chỉ ra 8 doanh nghiệp có triển vọng...

Công ty chứng khoán chỉ ra 8 doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng tích cực

Tại nhóm ngân hàng, xuất hiện 2 điểm sáng đầu tư từ VCB và VIB.

Trong báo cáo chiến lược mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định rằng VN-Index đang có nhiều cơ hội mở động đà hồi phục, một lần nữa thử thách lại vùng đỉnh trung hạn từ đầu năm. KBSV nghiêng về kịch bản (70% xác xuất), chỉ số sẽ tiếp cận trở lại vùng đỉnh cũ tại 1.305 (+-7) trong năm nay, bất chấp khả năng xuất hiện các nhịp rung lắc trong quá trình đi lên.

Nhờ đó, cơ hội đầu tư được mở ra đối với các chủ đề chiến lược về cuối năm 2024 như Đầu tư công, xuất nhập khẩu trước nguy cơ bị áp thuế, và làn sóng đầu tư vào AI. Nhóm phân tích KBSV chỉ ra một số doanh nghiệp đầu ngành, có triển vọng tăng trưởng tốt.

Trước tiên, cổ phiếu VCB của Vietcombank ghi nhận một số điểm tích cực đến từ việc nhận chuyển giao bắt buộc giúp Ngân hàng mở rộng mạng lưới, tăng quy mô kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHNN. Đồng thời, việc chào bán cổ phần riêng lẻ cho đối tác chiến lược dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2025 giúp cải thiện bộ đệm vốn. KBSV nhận định, Vietcombank có bộ đệm dự phòng vững chắc, tỷ lệ nợ xấu thấp.

Một cái tên thuộc nhóm công nghệ được kỳ vọng đạt mức sinh lời cao là FPT . Một số luận điểm đưa ra là mảng Công nghệ thông tin nước ngoài tiếp tục ghi nhận thắng thầu nhiều dự án quy mô lớn, đặc biệt tại thị trường Nhật. Việc ra mắt FPT AI Factory mang lại tiềm năng tăng trưởng mới cho mảng CNTT từ 2025 và kết quả kinh doanh tập đoàn tăng trưởng ổn định ở mức cao sẽ là những yếu tố góp phần thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CTCP Cơ điện lạnh (mã: REE) cũng nằm trong danh sách khuyến nghị từ KBSV. Theo nhóm phân tích, sản lượng và doanh thu mảng thủy điện trong 2025 dự báo sẽ bứt phá so với 2024, lần lượt đạt 6,537 triệu kWh và 3,097 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng gần 22% và 21% so với cùng kỳ. E.Town 6 sẽ sớm vượt qua giai đoạn thị trường giao dịch ảm đạm và nâng cao tỷ lệ lấp đầy, kỳ vọng đạt 60% và 85% trong 2025, 2026. Mảng M&E ghi nhận doanh thu khởi sắc từ dự án trọng điểm, tốc độ tăng trưởng của M&E dự kiến phục hồi ở mức 21% trong giai đoạn 2025-2028.

Nhóm cảng biển xuất hiện điểm sáng đầu tư tại Gemadept (mã: GMD) . KBSV dự báo sản lượng hàng qua cảng GMD 2024 đạt mức tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ, có thể chậm lại trong 2025 nhưng sẽ tăng tốc khi bước sang 2026. Gemalink 2 với công suất 1.5 triệu Teu và Nam Đình Vũ 3 với công suất 800.000 Teu dự kiến có thể bắt đầu khai thác từ 2026, đảm bảo tăng trưởng trong trung dài hạn cho GMD. Giá dịch vụ cảng tại các cảng khu vực phía Bắc của GMD duy trì đà tăng 2-4%/năm, khu vực phía Nam có mức tăng trung bình 5-10%/năm.

Tại nhóm thép, “anh cả” Hòa Phát (mã: HPG) được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 26% trong năm 2025 so với cùng kỳ. Các chuyên viên phân tích đánh giá giá thép nội địa giảm chậm hơn giá nguyên vật liệu đầu vào hỗ trợ biên lãi gộp trong trung hạn. Đồng thời, KBSV cũng kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa tiếp tục cải thiện thời gian sắp tới. Động lực tăng trưởng còn tới từ “cú đấm thép” Dung Quất 2 đi vào hoạt động, thương mại từ quý 1 năm sau.

KBSV kỳ vọng tại nhóm bán lẻ, cổ phiếu PNJ đang ở vùng định giá rẻ là cơ hội đầu tư trong tháng 12 nhờ các yếu tố như vĩ mô ủng hộ, tiếp tục dư địa mở mới cửa hàng và cải thiện doanh thu bán lẻ/cửa hàng. Những điều trên kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng dài hạn của mảng bán lẻ trang sức. Hơn nữa, kỳ vọng bình ổn giá vàng giúp cải thiện tình hình kinh doanh của PNJ trong phần còn lại của năm 2024 và 2025.

Ngoài VCB, nhóm ngân hàng còn xuất hiện mã VIB với mức sinh lời kỳ vọng 29%. Nhóm phân tích nhận định việc chuyển hướng sang phân khúc bán lẻ mang lại tỷ suất sinh lời cao đầu ngành trong những năm trở lại đây. NIM tạm thời chưa thể hồi phục nhưng sẽ quay trở lại mức cao trong dài hạn. Nợ xấu kỳ vọng được kiểm soát sau những chính sách thắt chặt hơn trong quản lý chất lượng tài sản.

Một cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản kỳ vọng tăng trưởng cao là SIP (Đầu tư Sài gòn VRG) . Nhờ sở hữu quỹ đất KCN thương phẩm còn lại lớn nhất miền Nam với hơn 1.005ha và diện tích sẵn sàng cho thuê lớn với chi phí GPMB thấp giúp công ty đảm bảo doanh số cho thuê và cải thiện BLN gộp trong các năm tới. SIP còn có dòng tiền ổn định từ hoạt động cung cấp điện.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật