spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánCông ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả tiền thay nhà...

Công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả tiền thay nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng không thanh toán gần 4 tỷ đồng. Công ty chứng khoán Vietcap của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả tiền thay.

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap (mã chứng khoán: VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa công bố giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu không ứng tiền trước nhưng không thực hiện thanh toán.

Nhà đầu tư ngoại đến từ Hà Lan, tên là Aegon Custody B.V, đã đặt lệnh mua và khớp lệnh 26.600 cổ phiếu FPT vào ngày 17/12. Tổng số tiền nhà đầu tư ngoại trên phải thanh toán gần 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhà đầu tư chưa trả nên Chứng khoán Vietcap phải thanh toán.

Chứng khoán Vietcap trả tiền thay nhà đầu tư nước ngoài (Ảnh minh họa: Đăng Đức).

Việc này được áp dụng theo quy định mới tại Thông tư 68, có hiệu lực từ ngày 2/11. Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đủ tiền cho giao dịch, nghĩa vụ thanh toán sẽ chuyển sang công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh.

Hiểu đơn giản, nếu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không có đủ tiền trả cho giao dịch đã mua, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh phải trả tiền thay.

Theo quy định trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ 100% tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch.

Tuy nhiên, quy định trên được cho là trở ngại hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư ngoại và hạn chế tính thanh khoản của thị trường nói chung. Nút thắt này cũng làm cản trở Việt Nam được nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, do đó cần gỡ bỏ để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng.

Nói về việc công ty chứng khoán phải trả thay tiền khi nhà đầu tư ngoại không đủ tiền trả cho giao dịch, một số chuyên gia trong ngành cho biết để giảm thiểu rủi ro, các công ty chứng khoán thường đánh giá uy tín nhà đầu tư ngoại và cổ phiếu họ mua.

Các công ty thường sẽ có một danh mục cổ phiếu đủ uy tín để cấp quyền mua cho nhà đầu tư ngoại, cùng với đó là số lượng tối đa có thể mua. Nếu nhà đầu tư nước ngoài vi phạm, không trả tiền cho giao dịch, các công ty chứng khoán cũng đặt ra các chế tài loại trừ rủi ro như loại bỏ tên khỏi danh sách được cấp quyền mua…

Theo lộ trình, công ty chứng khoán sau khi đứng ra thanh toán tiền sẽ bán lại cổ phiếu này cho nhà đầu tư vào ngày T+3. 

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật