spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánCTCK điểm tên một số cổ phiếu ít chịu tác động trực...

CTCK điểm tên một số cổ phiếu ít chịu tác động trực tiếp từ thuế đối ứng, phù hợp để "xuống tiền"

MBS hạ dự báo mục tiêu VN-Index xuống mức 1.350 – 1.380 trong năm 2025, từ mức 1.400 – 1.420 trước đây.

TTCK Việt Nam phản ứng không mấy tích cực trước “cú sốc” thuế đối ứng khi chỉ số VN-Index có phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử với mức -6,68% trong ngày 3/4/2025. Đà giảm tiếp tục kéo dài sang ngày 4/4, với tổng mức giảm lên tới 107 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục 6.800 nghìn tỷ đồng trong 2 ngày, nâng tổng giá trị bán ròng từ đầu năm đến nay lên xấp xỉ 35,5 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo mới cập nhật của Chứng khoán MBS cho biết, thị trường sẽ khó có nhịp phục hồi nhanh chóng. Ngoài dư âm của thuế đối ứng, một số yếu tố rủi ro có thể tác động đến thị trường trong ngắn hạn:

Ở bối cảnh thế giới, TTCK Mỹ đang bước vào giai đoạn điều chỉnh khi đà bán tháo các cổ phiếu công nghệ vẫn chưa chấm dứt. Với tác động kém tích cực từ chính sách thuế quan, TTCK Mỹ vẫn được dự báo sẽ duy trì xu hướng giảm trong 2 tháng tới. Về yếu tố mùa vụ, tháng 4 – tháng 5 cũng đồng thời là thời điểm “vùng trống thông tin”, không có thông tin tích cực hỗ trợ, vì vậy diễn biến thị trường thế giới sẽ tác động đến chỉ số VN-Index lớn hơn.

Ở bối cảnh trong nước, tỷ giá vẫn là rủi ro lớn nhất, gây áp lực lên thị trường trong suốt nửa đầu năm. Sau thông tin thuế đối ứng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng bật tăng lên mức gần 25.800 (tăng +1.3% so với đầu năm, tỷ giá tự do cũng áp sát ngưỡng 26.000, cao nhất từ đầu năm đến nay.

Với quan điểm thuế suất cuối cùng được áp dụng cho Việt Nam khó về mức thấp như kỳ vọng, MBS hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các DN niêm yết đạt từ mức 18% – 19% xuống còn 16% – 16,5% cho giai đoạn 2025 – 26. Đồng thời, hạ định giá của thị trường xuống mức 12,5 lần PE forward từ mức 13 lần PE forward trước đây, nhằm phản ánh các rủi ro về sự chuyển dịch của dòng vốn nước ngoài.

Tổng hợp các yếu tố trên, đội ngũ phân tích hạ dự báo mục tiêu VN-Index xuống mức 1.350 – 1.380 trong năm 2025, từ mức 1.400 – 1.420 trước đây.

“N ền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp kết hợp với tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của các DN niêm yết trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái vẫn là các yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2025. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các TTCK mới nổi của FTSE trong năm 2025 cũng như MSCI trong năm 2026 ”, báo cáo cũng nêu rõ.

Cơ hội tích luỹ cổ phiếu đầu ngành 

Đồng thời, MBS cho rằng thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn.

Với nhận định nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tăng trưởng tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp, các nhóm ngành như BĐS dân cư, ngân hàng, điện, thép, xây dựng hạ tầng, dầu khí thượng nguồn sẽ ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng.

Bên cạnh đó, đợt bán tháo vừa qua đã đưa định giá một số cổ phiếu đầu ngành công nghệ (FPT), thực phẩm tiêu dùng (VNM) xuống vùng định giá hấp dẫn để tích lũy.

CTCK điểm tên một số cổ phiếu ít chịu tác động trực tiếp từ thuế đối ứng, phù hợp để "xuống tiền"- Ảnh 1.

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị MBS

MBS nhận định riêng về nhóm bất động sản dân cư sẽ duy trì đà bàn giao và ghi nhận ở các dự án, lợi nhuận tăng mạnh từ nền thấp năm ngoái. Trong quý 1/2025, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản dự kiến đều có sự cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động bàn giao sản phẩm tốt hơn. Trong khi một số DN BĐS phía Nam dự kiến bàn giao phần còn lại của một số dự án cao tầng (Privia – KDH, Akari – NLG) hay số ít sản phẩm BĐS liền thổ (Gem Sky World – DXG) giúp kết quả chỉ cải thiện từ mức nền thấp, thậm chí âm (NLG) của năm ngoái; VHM lại được kỳ vọng tìm kiếm động lực tăng trưởng lợi nhuận đột biến trên nền cũ phần lớn nhờ ghi nhận bàn giao một số dự án khu vực phía Bắc như Royal Island, Ocean Park 2&3 hay Golden Avenue.

Ngoài ra, tại nhóm ngân hàng , mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao là đầu kéo tăng trưởng. LNST các ngân hàng theo dõi được dự báo tăng khoảng 15% trong quý 1/2025 nhờ TTTD toàn ngành khả quan hơn cùng kỳ, tính đến 25/3/2025, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 2,5% so với đầu năm (cùng kỳ 0,26%).

Tại nhóm công nghệ , MBS cho biết kinh tế số vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, với đại diện là FPT. Định giá hấp dẫn là cơ hội để tích lũy FPT không chịu ảnh hưởng từ sắc thuế mới của Mỹ, bên cạnh đó, triển vọng các thị trường xuất khẩu phần mềm chính vẫn khả quan với xu hướng chuyển đổi số rộng rãi, tiêu biểu như thị trường Nhật Bản, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu. MBS dự báo LN ròng FPT sẽ tăng 21% trong năm 2025, P/E forward 2025 hiện ở mức 15,9 lần, là mức hấp dẫn để đầu tư.

Với nhóm dầu khí thượng nguồn , các doanh nghiệp dầu khí thượng nguồn sẽ ít chịu tác động bởi thuế đối ứng, trong khi LN vẫn được đảm bảo bởi khối lượng backlog hiện tại. Điển hình như PVS, sẽ không chịu ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ, đồng thời ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực và vững chắc trong giai đoạn 2025-2026 nhờ công việc đến từ đại dự án Lô B – Ô Môn, các dự án dầu khí trong nước và một số dự án điện gió ngoài khơi.

Mặt khác, nhóm xây dựng hạ tầng với kỳ vọng giải ngân đầu tư công dự kiến tăng trưởng 14% với mục tiêu trở thành trụ cột thúc đẩy GDP năm 2025.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật