spot_img
23 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánDiễn biến mới nhất trong vụ Hòa Phát 'tuyên chiến' với thép...

Diễn biến mới nhất trong vụ Hòa Phát ‘tuyên chiến’ với thép HRC xuất xứ Trung Quốc

Trước đó, vào ngày 26/7, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ theo yêu cầu từ Hòa Phát và Formosa.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/10, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại đã thông tin về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CPBG) đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Cụ thể, vào ngày 19/3, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vào Việt Nam lên Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) của Bộ Công Thương.

Trong tháng 4 và 5, Cơ quan điều tra đã 2 lần đề nghị phía doanh nghiệp bổ sung thêm thông tin, tài liệu để hoàn thiện.

Ngày 14/6, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại. Đến ngày 26/7, Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra CBPG đối với một số sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Diễn biến mới nhất trong vụ Hòa Phát 'tuyên chiến' với thép HRC xuất xứ Trung Quốc
Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra hành vi chống bán phá giá của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và Ấn Độ

Theo quy trình điều tra, dựa trên thông tin và dữ liệu các bên cung cấp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiến hành xác định hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như tác động của nhập khẩu đến sản xuất trong nước, bao gồm diễn biến gia tăng nhập khẩu thời gian gần đây.

Trong đó, Cục Phòng vệ thương mại gửi bảng câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, thời hạn điều tra vừa mới kết thúc với doanh nghiệp sản xuất trong nước vào ngày 6/10 và doanh nghiệp nước ngoài vừa kết thúc vào ngày 22/10.

“Chúng tôi đang tiếp nhận, tổng hợp thông tin dữ liệu các bên liên quan cung cấp. Sơ bộ chúng tôi nhận được hơn 20 câu trả lời của doanh nghiệp nước ngoài, ngoài ra còn lượng lớn doanh nghiệp trong nước. Đây là lượng dữ liệu rất lớn, cần thời gian để tổng hợp”, ông Chu Thắng Trung cho biết.

Việc đẩy nhanh quá trình điều tra chống bán phá giá này giúp bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước làn sóng nhập khẩu ồ ạt có giá bán thấp hơn giá trị thông thường.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật