spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánDư nợ margin tăng cao nhưng còn dư địa, CTCK có thể...

Dư nợ margin tăng cao nhưng còn dư địa, CTCK có thể cấp thêm 270.000 tỷ đồng

Sau đợt hồi phục của VN-Index, nhóm VN30 thu hút dòng tiền mạnh mẽ, đẩy dư nợ margin trên thị trường vượt mốc 230.000 tỷ đồng, cho thấy kỳ vọng cao vào nhóm vốn hóa lớn.

Sau khi VN-Index giảm xuống mốc 1.185 điểm đầu tháng 8, chỉ số này đã tăng khoảng 70 điểm (6%) tính đến phiên 24/10. Trong đà hồi phục, dòng tiền lớn tiếp tục đổ vào nhóm VN30, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng, giúp nhiều mã trở lại mức đỉnh lịch sử. Thanh khoản của VN30 thường chiếm hơn nửa tổng giao dịch, cho thấy dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Hiện, khoảng cách giữa VN30 và VN-Index đạt 70 điểm, khác biệt rõ so với giữa năm 2023 khi dòng tiền hướng về cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đẩy VN-Index vượt VN30 vài chục điểm. Do nhóm VN30 thường có chất lượng ổn định và mức an toàn cao hơn, các công ty chứng khoán áp dụng tỷ lệ margin lớn cho nhóm này.

Với dấu hiệu hồi phục từ đầu tháng 8, việc tận dụng đòn bẩy margin của nhà đầu tư gia tăng đáng kể, giải thích cho sự tăng trưởng mạnh của dư nợ margin dù thị trường chưa khởi sắc rõ rệt. Đến cuối quý III/2024, dư nợ cho vay margin tại hơn 70 công ty chứng khoán đạt trên 230.000 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 10.000 tỷ đồng so với lượng vốn tự doanh của toàn ngành.

Theo các chuyên gia, khi thị trường hoàn tất giai đoạn tích lũy quanh 1.200-1.300 điểm, dư nợ margin có thể tiếp tục tăng cùng kỳ vọng về một chu kỳ tăng mới. Tính theo vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán, khả năng cho vay vẫn còn dư địa lớn, chỉ một vài đơn vị như HSC hay Mirae Asset gần chạm ngưỡng tối đa hai lần vốn chủ sở hữu.

Dù các khoản cho vay tăng mạnh, tỷ lệ dư nợ margin/vốn chủ sở hữu của các công ty vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh nên margin hiện tại chưa tạo áp lực lớn lên thị trường. Các công ty chứng khoán có thể cho vay thêm khoảng 270.000 tỷ đồng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật