spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánGần 50.000 tỷ đồng tiền ngoại rời sàn chứng khoán Việt

Gần 50.000 tỷ đồng tiền ngoại rời sàn chứng khoán Việt

VN-Index bị “mắc kẹt” tại vùng 1.270-1.300 điểm trong suốt 3 tháng qua. Khối ngoại liên tục bán ròng trong khi vị thế của dòng tiền nội chưa đủ để kéo thị trường lên cao.

Theo thống kê của Chứng khoán Yuanta, một lượng đáng kể dòng vốn đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam và Đông Nam Á và đổ mạnh vào thị trường Mỹ.

Gần 50.000 tỷ đồng tiền ngoại rời sàn chứng khoán Việt
Hàng chục nghìn tỷ đã được khối ngoại rút khỏi sàn chứng khoán Việt

Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, các quỹ cổ phiếu thị trường phát triển đã ghi nhận lượng vào ròng 127,1 tỷ USD.

Trong nước, xu hướng tiền ngoại bán ròng vẫn đang tiếp diễn trong đó có lực bán từ các quý ETF. Tính từ đầu năm, các ETF đã rút ròng tổng cộng 12.380 tỷ đồng – tương đương 16,3% tổng tài sản các quỹ tại thời điểm cuối năm 2023. Tâm điểm bán được ghi nhận ở DCVFM VN30 (-6.400 tỷ), SSIAM VNFIN Lead (-1.700 tỷ), DCVFM VN30 (-1.500 tỷ) và Fubon (-1.500 tỷ).

Xét về tổng thể dòng tiền khối ngoại, so với mức bán ròng 19.500 tỷ đồng trên toàn thị trường tỏng năm 2023, chỉ tính từ đầu năm 2024 đến phiên 25/6, con số bán ròng đã lên tới 46.800 tỷ đồng – gấp 2,3 lần cả năm ngoái.

SSI duy trì quan điểm thận trọng về dòng vốn vào các Quỹ ETF của Việt Nam, tuy nhiên cường độ rút ròng sẽ hạn chế hơn so với giai đoạn quý II. Tín hiệu tích cực có thể sẽ bắt đầu xuất hiện khi môi trường vĩ mô (tỷ giá và lãi suất) hay biến động chính trị ổn định hơn.

Về diễn biến thị trường, câu chuyện khối ngoại cứ bán, VN-Index vẫn tăng là điều có thể nhìn thấy. Điều này xuất phát bởi vị thế lực cầu của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước (chiếm tỷ trọng 90%).

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phan Văn Thường từ Đại học Quốc tế Hồng Bàng, do nhà đầu tư cá nhân hiện áp đảo nên hoạt động đầu cơ đang lấn át hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán.

VN-Index bị “mắc kẹt” tại vùng 1.270-1.300 điểm trong suốt 3 tháng qua là minh chứng cho thấy khả năng tạo đột biến của các dòng tiền vốn được coi là “nhỏ lẻ”.

Ông Thường cho rằng, trong ngắn hạn, nếu không gia tăng được đáng kể tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán khó tăng bền đồng thời khó có thể chuyển lên “sân chơi” của nhóm mới nổi một cách an toàn.

Khối ngoại đã không còn là một “chỉ báo” quyết định đến sách lược/chiến lược của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán trong 2-3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, khối ngoại và những điều kiện liên quan là yếu tố bắt buộc cần giải quyết trong hành trình nâng hạng của thị trường chứng khoán.

Với bản chất là những nhà đầu tư chứng khoán giàu kinh nghiệm, cho nên danh mục đầu tư khối ngoại sẽ chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu của công ty lớn, đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh cao. Rõ ràng, có những yếu tố, nghi ngại liên quan đến vấn đề thâu tóm, chi phối doanh nghiệp cần được bàn định một cách kỹ lưỡng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây