spot_img
19.3 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánHé lộ thời điểm Hòa Phát (HPG) bắt đầu sản xuất thép...

Hé lộ thời điểm Hòa Phát (HPG) bắt đầu sản xuất thép đường ray, phục vụ dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD

Theo kế hoạch của Hòa Phát (HPG), khu liên hợp gang thép sẽ đi vào hoạt động thương mại năm 2029 và sản phẩm đường ray sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao.

Theo Báo Đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Phú Yên cho biết, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đang đề xuất đầu tư 3 dự án gồm: dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) quy mô diện tích 491ha, vốn đầu tư khoảng 4.381 tỷ đồng, dự án Cảng Bãi Gốc quy mô diện tích khoảng 527ha, vốn đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng và dự án khu liên hợp Gang thép tại khu công nghiệp Hòa Tâm, vốn đầu tư khoảng 86.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch của Hòa Phát, khu liên hợp gang thép sẽ đi vào hoạt động thương mại năm 2029 và sản phẩm đường ray sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao. Trước đó, Hòa Phát cho biết cơ cấu sản phẩm dự kiến của khu liên hợp này tập trung vào các dòng thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo như thép đường ray, thép tấm, thép kết cấu, thép hình, thép thanh tròn trơn (SBQ). Khi sẵn sàng mặt bằng Hòa Phát có thể sẵn sàng triển khai dự án sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc, cả về công nghệ, đội ngũ nhân lực và địa điểm sản xuất.

Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Chủ tịch Hòa Phát khẳng định, doanh nghiệp này đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray tốt nhất, chất lượng cao nhất như châu Âu đang sản xuất. Các đối tác G7 cung cấp thiết bị công nghệ cho Hòa Phát như Danieli, SMS… đều nắm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sản xuất thép đường ray ở châu Âu, châu Á.

Trước đó, sáng ngày 14/1, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dẫn đầu đã đến thăm và chúc Tết tại CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, ông Mai Văn Hà, Giám đốc CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, đến nay, Hòa Phát đã được chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án ở khu kinh tế Dung Quất với tổng vốn đầu tư khoảng 180.000 tỷ đồng. Trong đó, trọng điểm là 2 dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 và 2, với tổng vốn đầu tư hơn 171.000 tỷ đồng.

Năm 2029, Hòa Phát sẽ sản xuất thép đường ray, phục vụ dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đến thăm và chúc Tết Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất

Khi dự án Hòa Phát Dung Quất 2 hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát đạt trên 14 triệu tấn/năm và dự kiến đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025. Các dự án của Hòa Phát trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động trực tiếp, trong đó lao động địa phương chiếm hơn 80% và hàng chục nghìn lao động của các nhà thầu, đối tác của Hòa Phát. Ưu tiên hiện nay của công ty là tập trung hoàn thành và đưa vào vận hành dự án Hòa Phát Dung Quất 2 đảm bảo ổn định. Song song đó, công ty tiếp tục đầu tư phát triển chế biến sâu các sản phẩm thép chất lượng cao, mục tiêu tự chủ sản xuất phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia trong giai đoạn từ năm 2026 – 2030.

Báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực và Ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, ông Mai Văn Hà cho biết, bước vào năm thứ 8 đầu tư dự án tại khu kinh tế Dung Quất, đầu tháng 2/2025, đón mừng năm mới, công ty sẽ đạt cột mốc 25 triệu tấn thép được sản xuất tại nơi đây.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của Hòa Phát sau 8 năm đầu tư tại Quảng Ngãi đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp và giải quyết việc làm lớn cho địa phương. Đồng thời, ông đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi để các dự án của Hòa Phát triển khai thuận lợi. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, đặc biệt là sản xuất ray thép cho đường sắt phục vụ đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong thời gian tới.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam có tổng vốn đầu tư 67 tỷ USD. Tập đoàn Hòa Phát đã nhiều lần bày tỏ ý định muốn tham gia dự án. Chủ tịch Trần Đình Long đánh giá cao yêu cầu “phải sử dụng” hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất vào các gói thầu của dự án này. “Theo tính toán của các đơn vị tư vấn, dự án cần khoảng 6 triệu tấn thép các loại. Đây là các loại thép mà Việt Nam đều sản xuất được” – ông Long cho biết. “Vua thép” Trần Đình Long cũng tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của tập đoàn.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật