spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánHNX hủy niêm yết 12 mã chứng khoán trong năm 2024

HNX hủy niêm yết 12 mã chứng khoán trong năm 2024

Hủy niêm yết cổ phiếu không phải “án tử” cho doanh nghiệp nhưng là hồi chuông cảnh báo, buộc các công ty phải cải thiện minh bạch thông tin và ổn định hoạt động kinh doanh.
HNX hủy niêm yết 12 mã chứng khoán trong năm 2024
Hình minh họa

Ngày 16/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hủy niêm yết cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh từ ngày 27/12.

Nguyên nhân hủy niêm yết là do hai doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Đáng chú ý, TKG còn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với HNX. Quyết định này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính minh bạch và sự tuân thủ quy định của các doanh nghiệp niêm yết.

Được thành lập từ năm 2003, Tập đoàn Đầu tư KTT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khoáng sản, hóa chất công nghiệp và sản phẩm nhựa. Vốn điều lệ của công ty chỉ gần 30 tỷ đồng. Năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ kỷ lục hơn 15 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 24 tỷ đồng. Đáng nói, KTT chưa hoàn thành công bố báo cáo tài chính 3 quý đầu năm 2024 và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Tương tự, CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh, thành lập từ năm 2000, cũng đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về minh bạch thông tin. Công ty đã bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 24/4/2024 do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 và bán niên 2024. Đồng thời, TKG chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2024, gây mất niềm tin nghiêm trọng từ cổ đông về khả năng điều hành của ban lãnh đạo.

Với tiền thân là Công ty TNHH Tùng Khánh, hiện doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 63 tỷ đồng nhưng gặp khó khăn lớn về quản trị yếu kém và thiếu minh bạch thông tin.

Từ đầu năm 2024, HNX đã hủy niêm yết 12 mã chứng khoán, phần lớn do vi phạm các điều kiện về tài chính hoặc quy định công bố thông tin. Một số trường hợp tiêu biểu bao gồm:

SDT (Sông Đà 10): Thua lỗ liên tiếp 3 năm;

– TTZ (Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung): Không có giao dịch trong 12 tháng;

– L61, L62, L43 (Lilama 69-1, 69-2 và 45.3): Bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán;

DPC (Nhựa Đà Nẵng): Lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.

Theo các chuyên gia chứng khoán, hủy niêm yết không phải là “án tử” cho doanh nghiệp, nhưng là lời cảnh báo đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ. Nếu doanh nghiệp không kịp thời khắc phục, tình trạng có thể xấu hơn, dẫn đến hạn chế giao dịch hoặc mất tư cách công ty đại chúng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật