spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánHSG, NKG, GDA đón tin vui: Bộ Công Thương áp thuế CBPG...

HSG, NKG, GDA đón tin vui: Bộ Công Thương áp thuế CBPG tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm 5 năm

Bộ Công Thương mới đây đã ban hành kết quả điều tra chống bán phá giá (CBPG) tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên nộp hồ sơ khởi xướng là nhóm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel Việt Nam.

Ngày 24/10, Bộ Công Thương đã ban hành kết quả rà soát cuối kỳ về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng và được sơn, có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo nội dung, Cơ quan điều tra xác định có khả năng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra sẽ tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nếu chấm dứt biện pháp CBPG.

Do đó, Bộ Công Thương quyết định gia hạn áp mức thuế từ 2,56% đến 34,27% thêm 5 năm (đến tháng 10/2029) đối với 24 công ty xuất, nhập khẩu tại 2 quốc gia trên, cùng nhiều công ty liên quan. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sẽ áp dụng mức thuế CBPG là 34,27%.

HSG, NKG, GDA đón tin vui: Bộ Công Thương áp thuế CBPG tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm 5 năm
Các mã sản phẩm bị áp thuế CBPG

Hồi tháng 4, nhóm 5 doanh nghiệp gồm Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Phương Nam (GDA), Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel Việt Nam nộp hồ sơ khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc lên Cục Phòng vệ thương mại. Đến tháng 6, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra.

Các doanh nghiệp này cung cấp chứng cứ về hành vi bán phá giá và đề nghị điều tra, xác định biên độ bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 69,23% và từ Hàn Quốc là 3,41%.

Được biết, trong giai đoạn 2017 – 2022, Bộ Công Thương đã từng áp dụng mức thuế CBPG 38,34% đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mức thuế này đã được chấm dứt vào năm 2022 khi Bộ Công Thương đánh giá rằng nền sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và khó có khả năng tái diễn.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật