spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánKBSV hạ dự báo VN-Index vào cuối năm 2024

KBSV hạ dự báo VN-Index vào cuối năm 2024

KBSV hạ mức P/E mục tiêu của chỉ số xuống 15 lần (từ mức 15,3 phản ánh dự báo về mức nền lãi suất tăng cao hơn) và hạ dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX xuống 14% (từ mức 19%).

TTCK Việt Nam trong nửa đầu năm có biến động giằng co và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu kéo dài đến hết quý 1, chỉ số VN-Index tiếp nối xu hướng hồi phục từ cuối 2023 nhờ các động lực đến từ mặt bằng lãi suất thấp và kinh tế phục hồi. 

Giai đoạn sau, áp lực tỷ giá, xu hướng tăng trở lại của mặt bằng lãi suất huy động, cùng động thái bán ròng của khối ngoại khiến thị trường biến động trồi sụt và điều chỉnh về cuối quý. Tính cho cả nửa đầu 2024, chỉ số VN-Index tăng 10% về điểm số và giá trị giao dịch 6 tháng đầu năm 2024 tăng 83% so với cùng kỳ.

Nhìn triển vọng thị trường trong nửa cuổi 2024, Chứng khoán KBSV cho rằng một số yếu tố chính sẽ định hình xu hướng TTCK Việt Nam.

KBSV hạ dự báo tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX xuống 14% (từ mức 19% đưa ra trong báo cáo gần nhất) sau khi số liệu quý 1 công bố không lạc quan như kỳ vọng. Việc giảm dự phóng này cũng phản ánh quan điểm thận trọng hơn về 2 ngành vốn hoá lớn như ngân hàng, bất động sản trước xu hướng tăng trở lại của mặt bằng lãi suất và sự phục hồi chậm chạp của thị trường bất động sản. Dù vậy, mức tăng 14% này vẫn được đánh giá là mức tăng cao, hỗ trợ xu hướng của TTCK nói chung.

Capture.PNG

Bên cạnh đó, xu hướng tăng trở lại của mặt bằng lãi suất trước áp lực tỷ giá cũng là yếu tố tác động đến thị trường . Nhóm phân tích dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng tăng 0,7%- 1% trong nửa cuối năm 2024, gây áp lực lên TTCK. Đây là hệ quả của các chính sách ổn định tỷ giá của NHNN như hút ròng qua kênh tín phiếu, bán dự trữ ngoại hối (ước tính 6 tỷ USD nửa đầu năm), nâng lãi suất OMO, tín phiếu. Dự báo áp lực tỷ giá sẽ còn căng thẳng trong quý 3, trước khi hạ nhiệt vào quý 4 nhờ việc FED hạ lãi suất cũng như nguồn ngoại tệ gia tăng từ kiều hối, xuất khẩu bước vào mùa cao điểm.

Capture1.PNG

Về chính sách tiền tệ của FED, KBSV hạ dự báo số lần hạ lãi suất của FED trong năm nay xuống còn 1 lần, thay vì dự báo 3 lần trong báo cáo gần nhất. Điều này khiến áp lực tỷ giá vẫn sẽ còn căng thẳng trong ít nhất nửa đầu quý 3, trước khi hạ nhiệt trong quý 4, sau khi FED thực hiện hạ lãi suất vào tháng 9 và nguồn cung ngoại tệ được hỗ trợ mạnh nhờ kiều hối và mùa xuất khẩu cao điểm cuối năm.

Capture36.PNG

Với dữ liệu kinh tế hiện nay của nền kinh tế Mỹ, FED hoàn toàn có thể trì hoãn giảm lãi suất đến thời điểm sau tháng 9 năm nay. Thêm vào đó, kỳ vọng lần giảm lãi đầu tiên với 25bps (không quá lớn), đồng nghĩa với việc lãi suất vẫn còn ở mức tương đối cao. Theo đó, đồng USD duy trì sức mạnh kết hợp cùng mức chênh lệch lãi suất giữa USD-VND còn gây căng thẳng lên tỷ giá. 

Mặt bằng lãi suất thấp nhiều khả phải tăng lên để giảm bớt áp lực. Điều này sẽ ảnh hưởng tương đối kém tích cực đối với diễn biến của thị trường chứng khoán trong nước. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư trông chờ vào đợt giảm lãi suất sớm của FED trong năm nay bị ảnh hưởng khi không đạt kỳ vọng có thể gây ra áp lực bán trong ngắn hạn”, báo cáo KBSV cho biết.

Đối với triển vọng thị trường trong năm 2024, KBSV giảm mức điểm kỳ vọng của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm xuống 1.320 điểm (từ mức 1.360 điểm trong báo cáo gần nhất). Điều này là hệ quả của việc hạ mức P/E mục tiêu của chỉ số xuống 15 lần (từ mức 15,3 trong báo cáo gần nhất – phản ánh dự báo về mức nền lãi suất tăng cao hơn), và hạ dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX xuống 14% (từ mức 19% trong báo cáo gần nhất).

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây