spot_img
28.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánNhà đầu tư chứng khoán cần chú ý điều gì trong tiến...

Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý điều gì trong tiến trình nâng hạng sắp tới?

BSC cho rằng, thông tin nâng hạng không phải là yếu tố giúp TTCK đi lên và ngược lại.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BIDV (BSC Research) nhận định xu hướng bán ròng của khối ngoại trên TTCK Việt Nam đã có tín hiệu tích cực sau khi thông tin về thuế quan được công bố (ngày 2/7).

Cụ thể, trong tháng 7 tính đến hết ngày 11/7, khối ngoại mua ròng +11.545 tỷ đồng trên HoSE, tập trung ở các mã: SSI, FPT, SHB, HPG, VIX, VPB… Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên Hose đã tăng trở lại ở mức 16,41% – sau khi chạm mức thấp nhất 16% vào ngày 10/04.

Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý điều gì trong tiến trình nâng hạng sắp tới?- Ảnh 1.

Xét diễn biến đáng chú ý từ các ETF, xu hướng mua ròng đang quay trở lại ở một số ETF lớn như: Vaneck +20,74 tr.USD, Diamond +8,54 trUSD, một số ETF khác vẫn ở trạng thái rút ròng nhưng không đáng kể khi trạng thái discount không đáng kể.

Theo BSC Research, dòng tiền NĐTNN đang rất tích cực trong các phiên giao dịch đầu tháng 7 trở lại đây, nhà đầu tư cần lưu ý các mã cổ phiếu còn room-ngoại hoặc các cổ phiếu tiềm năng có thể vào rổ chỉ số ETF trong tương lai nếu FTSE chấp thuận nâng hạng cho Việt Nam vào tháng 9/2025.

Đội ngũ phân tích BSC cũng lưu ý thêm về dòng tiền ngoại rằng giá trị mua ròng xung quanh thời điểm “chuyển đổi nâng hạng” (T1) có xu hướng mạnh hơn so với mốc thời gian ra kết quả phân loại thị trường (“chấp thuận nâng hạng”(T0).

Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý điều gì?

BSC cho rằng, thông tin nâng hạng không phải là yếu tố giúp TTCK đi lên , mặc dù sẽ có dòng vốn nước ngoài tham gia vào thị trường (ví dụ: Trung Quốc). Ngược lại, thông tin hạ bậc thị trường cũng không phải là yếu tố khiến thị trường diễn biến tiêu cực (ví dụ: Pakistan). Yếu tố căn bản vẫn phụ thuộc vào nội tại của nền kinh tế như tình hình chính trị, thiên tai, chính sách vĩ mô, khả năng sinh lời của doanh nghiệp,..

Về chỉ số chứng khoán, tỷ suất lợi nhuận trong dài hạn gần như “phẳng” trong cả 2 trường hợp phân loại nâng hạng và hạ bậc.

Đồng thời, thanh khoản được dự báo tích cực sau khi thông tin nâng hạng được công bố (T0) từ 1-2 tháng đối với FTSE và 5-6 tháng đối với MSCI. Khoảng thời gian trước T0 thanh khoản tùy từng quốc gia sẽ có diễn biến trái ngược nhau. Đối với quá trình chuyển đổi (T1), thanh khoản sẽ thực sự cải thiện từ 1-2 tháng đối với FTSE và 1-4 tháng đối với MSCI (sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất).

Về động thái khối ngoại, BSC cho rằng nhóm này sẽ thực hiện hoạt động mua ròng từ 2-4 tháng trước khi FTSE ra thông báo chấp thuận nâng hạng (T0) cũng như thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi (T1). Đối với MSCI, khối ngoại sẽ hành động sớm hơn từ 4-5 tháng do quy mô các quỹ tham chiếu theo bộ chỉ số và mức độ ảnh hưởng của MSCI lớn hơn FTSE Russell.

Đối với tiến trình nâng hạng Việt Nam , BSC lưu ý 3 yếu tố nhà đầu tư cần theo dõi trong tiến trình nâng hạng. Đầu tiên là thời điểm dòng tiền mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại, thường tập trung vào các cổ phiếu đủ điều kiện về vốn hóa, thanh khoản và room ngoại.

Thứ hai là khả năng thực thi trong thực tế của các thành viên thị trường, liên quan đến giải pháp NPF (Non Pre-funding) và trải nghiệm của nhà đầu tư nước ngoại khi sử dụng. Đặc biệt là các buổi trao đổi gặp gỡ giữa FTSE Russell với cơ quan quản lý, các thành viên thị trường và báo cáo đánh giá phân loại thị trường định kỳ vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm của FTSE Russell.

Cuối cùng là khác biệt trong chiến lược giữa nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tham khảo chiến lược giao dịch đối với các cổ phiếu có tiềm năng lọt vào rổ chỉ số Emerging; trong khi nhà đầu tư dài hạn chú trọng đến nền tảng cơ bản và tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, ưu tiên xem xét các cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp khi Việt Nam được nâng hạng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật