spot_img
30.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánSHS và lựa chọn “Service Branding” – Đường dài để đi xa

SHS và lựa chọn “Service Branding” – Đường dài để đi xa

Trong khi nhiều công ty chứng khoán trên thị trường chọn cách cạnh tranh bằng phí rẻ, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) lại chọn một hướng đi khác biệt: phát triển thương hiệu dịch vụ (service branding) dựa trên chất lượng tư vấn đầu tư và quản lý tài sản chuyên biệt.

Ông Đỗ Quang Vinh – Chủ tịch HĐQT SHS đã có những chia sẻ về triết lý, chiến lược và khát vọng của SHS trên hành trình phát triển bền vững.

Tại ĐHCĐ vừa qua, SHS đã công bố định hướng xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng dịch vụ hàng đầu (Service Branding). Trong bối cảnh hầu hết công ty chứng khoán đang cạnh tranh về phí, ông có thể chia sẻ thêm về quyết định này của SHS?

Trong vài năm trở lại đây, ngành chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của cuộc đua phí rẻ, thậm chí miễn phí. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những thị trường phát triển hơn, chúng ta sẽ thấy mô hình cạnh tranh bằng phí thấp không thể là nền tảng cho sự phát triển dài hạn. Nó nhanh chóng bào mòn biên lợi nhuận, làm giảm khả năng đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ và công nghệ – những yếu tố cốt lõi để phục vụ khách hàng tốt nhất.

SHS lựa chọn “Service Branding” vì chúng tôi tin rằng: trong đầu tư tài chính, giá trị thực sự không nằm ở chi phí thấp nhất, mà nằm ở sự đồng hành vững bền.

Khách hàng ngày nay cần nhiều hơn một nền tảng giao dịch – họ cần một đối tác thấu hiểu, có thể đồng hành trong cả những giai đoạn thuận lợi lẫn thời điểm khó khăn của thị trường.

“Service Branding” đối với SHS không chỉ là khẩu hiệu. Đó là chiến lược đầu tư bài bản vào con người, vào công nghệ, vào trải nghiệm khách hàng – để xây dựng niềm tin và mối quan hệ bền vững.

Chúng tôi chọn đi con đường dài hơn, khó khăn hơn, nhưng bền vững hơn – bởi niềm tin không thể mua bằng giá rẻ, mà phải được xây dựng bằng chất lượng dịch vụ thực sự.

Với định hướng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản đã chọn, SHS có chiến lược phát triển như thế nào trong trung – dài hạn?

Chúng tôi đặt tầm nhìn SHS trở thành tập đoàn tài chính đầu tư với chất lượng dịch vụ hàng đầu, dựa trên bốn trụ cột chính:

Ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) toàn diện:

Chúng tôi không chỉ số hóa giao dịch, mà còn ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa vận hành nội bộ, và đặc biệt là hỗ trợ đội ngũ tư vấn thấu hiểu sâu sắc hành vi, nhu cầu của từng khách hàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị tài chính hiệu quả và cá nhân hóa hơn.

Định hình lại dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý tài sản:

SHS sẽ tập trung phát triển hệ sinh thái sản phẩm chuyên biệt cho từng phân khúc khách hàng, từ các sản phẩm tích lũy, đầu tư tài sản truyền thống đến các giải pháp tài sản thay thế (Alternative Investment) như tài sản số, tín chỉ carbon,…

Song song, chúng tôi đầu tư mạnh vào hệ thống báo cáo phân tích, nghiên cứu đầu tư chuyên sâu, nhằm hỗ trợ khách hàng ra quyết định một cách có cơ sở và chiến lược dài hạn.

Đón đầu xu hướng nâng hạng thị trường:

Chúng tôi tích cực chuẩn bị nền tảng sản phẩm, dịch vụ, và vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tận dụng cơ hội lớn từ dòng vốn ngoại sẽ gia tăng mạnh mẽ khi Việt Nam được nâng hạng thị trường chứng khoán.

Mở rộng ra thị trường khu vực:

SHS đặt mục tiêu vươn tầm khu vực Đông Nam Á, từng bước xây dựng thương hiệu tài chính quốc tế, không chỉ phục vụ nhà đầu tư trong nước mà còn hướng tới các nhà đầu tư ngoại có nhu cầu tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam và ASEAN.

SHS và lựa chọn “Service Branding” – Đường dài để đi xa- Ảnh 1.

SHS không chạy đua theo thị phần bằng mọi giá mà hướng đến xây dựng thị phần chất lượng

Trong năm 2024 vừa qua, nhiều công ty chứng khoán đã ồ ạt tăng vốn. Trong bối cảnh SHS tạm đứng ngoài cuộc đua tăng vốn, trong khi việc phát triển chất lượng dịch vụ cần thời gian, SHS sẽ phát triển thị phần và tăng trưởng kết quả kinh doanh như thế nào trong 1-2 năm tới?

Vốn điều lệ không phải yếu tố duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh của một công ty chứng khoán. Ở thời điểm hiện tại, SHS tập trung tối ưu hiệu quả sử dụng vốn thay vì ồ ạt mở rộng quy mô.

Trong giai đoạn 1-2 năm tới, chúng tôi tập trung vào tối ưu hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân sự tài năng.

Việc chuyển đổi sang mô hình cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ không có nghĩa SHS bỏ qua nhiệm vụ tăng trưởng trong kinh doanh. Theo kế hoạch, SHS cũng sẽ quyết liệt mở rộng thị phần và gia tăng kết quả kinh doanh, với mục tiêu tăng trưởng 2 con số hàng năm, duy trì lợi nhuận top đầu ngành chứng khoán.

Tuy nhiên, SHS không đặt mục tiêu đơn thuần là mở rộng quy mô hay gia tăng thị phần bằng mọi giá, mà hướng đến xây dựng một thị phần chất lượng. Chúng tôi tập trung gia tăng tỷ lệ khách hàng trung thành cao, hiệu quả kinh doanh bền vững, và một thương hiệu gắn liền với sự uy tín, chuyên nghiệp, đồng hành dài hạn với khách hàng.

Theo ông, đâu là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của SHS trên con đường hướng tới trở thành công ty chứng khoán top đầu về chất lượng dịch vụ?

Theo tôi, thành công bền vững của SHS trên con đường “service branding” sẽ được quyết định bởi ba yếu tố then chốt: con người, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp.

Thứ nhất, con người chính là nền tảng cốt lõi. Không một công nghệ nào có thể thay thế được sự thấu cảm, năng lực tư vấn và khả năng đồng hành của đội ngũ chuyên gia. Tại SHS, chúng tôi đặt trọng tâm vào việc tuyển chọn, đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia tài chính – những người vừa có chuyên môn sâu, vừa có tinh thần tận tâm, coi thành công của khách hàng là thước đo giá trị công việc.

Thứ hai, công nghệ là “trợ lý” đắc lực. Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số để không chỉ nâng cao trải nghiệm giao dịch, mà còn hỗ trợ đội ngũ tư vấn thấu hiểu sâu sắc hơn nhu cầu, hành vi, khẩu vị rủi ro của từng khách hàng. Công nghệ tại SHS không nhằm thay thế con người, mà nhằm tăng cường khả năng cá nhân hóa giải pháp tài chính cho mỗi khách hàng.

Yếu tố thứ ba – và cũng là DNA mà SHS đang kiên trì xây dựng – chính là văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Mỗi sản phẩm, mỗi chính sách, mỗi quy trình nội bộ đều phải xuất phát từ câu hỏi: “Điều này có thực sự mang lại giá trị cho khách hàng không?” Chỉ khi tư duy phục vụ khách hàng thấm nhuần trong mọi hành động, SHS mới có thể tạo ra một trải nghiệm dịch vụ khác biệt và bền vững.

Ba yếu tố này – con người xuất sắc, công nghệ hỗ trợ cá nhân hóa, và văn hóa khách hàng làm trung tâm – chính là chìa khóa để SHS kiến tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững trên thị trường.

SHS và lựa chọn “Service Branding” – Đường dài để đi xa- Ảnh 2.

SHS cam kết phát triển bền vững, đồng hành cùng cổ đông và khách hàng

Thông điệp của ông gửi đến cổ đông của SHS và nhà đầu tư trong giai đoạn sắp tới?

Trong bất kỳ giai đoạn nào, tôi tin rằng giá trị bền vững mới là thước đo đúng đắn nhất cho thành công của một tổ chức tài chính. Với SHS, giá trị đó không chỉ đến từ lợi nhuận nhất thời, mà còn từ việc tạo dựng lợi ích lâu dài cho cả cổ đông và khách hàng.

Với cổ đông, SHS cam kết duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn, đều đặn, đồng thời mở rộng tiềm năng tăng trưởng giá trị cổ phiếu dài hạn. Quyết định chi trả 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong năm 2025 thể hiện cam kết này. Chúng tôi tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không chạy theo tăng trưởng quy mô bằng mọi giá, tối ưu hóa giá trị cổ đông trên mỗi đồng vốn góp.

Với khách hàng, SHS định vị mình là “người đồng hành tài chính tin cậy” – cung cấp dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cá nhân hóa, hướng đến mục tiêu không chỉ sinh lời trong ngắn hạn, mà còn bồi đắp sự thịnh vượng tài chính bền vững cho từng khách hàng trong suốt hành trình đầu tư.

Giai đoạn sắp tới sẽ nhiều cơ hội đan xen thách thức, nhưng tôi tin rằng với định hướng đúng đắn, chiến lược bài bản, cùng sự đồng hành của cổ đông và khách hàng, SHS sẽ vững bước, không chỉ tăng trưởng về quy mô, mà còn nâng tầm vị thế, trở thành một trong những thương hiệu tài chính được yêu thích và tin cậy nhất trên thị trường.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật