spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánTập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa...

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm

Từ đầu năm 2025, vốn hóa thị trường của Vingroup đã tăng 145.000 tỷ, qua đó có lần đầu tiên vượt mốc 300.000 tỷ đồng sau gần 3 năm.

Cổ phiếu Vingroup (mã VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên cơn sốt trên sàn chứng khoán khi liên tục tăng nóng. VIC tăng kịch trần “trăng bên mua” phiên 8/5 lên mức 78.500 đồng/cp, cao nhất kể từ đầu tháng 6/2022. Chỉ sau 2 tháng, cổ phiếu này đã tăng 85% thị giá, mạnh nhất trong nhóm VN30.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm- Ảnh 1.

Vốn hóa thị trường của Vingroup cũng theo đó tăng 145.000 tỷ từ đầu năm 2025, vượt 300.000 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên sau gần 3 năm, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chạm đến cột mốc này. Nhờ đó, Vingroup tiếp tục vững vàng ở vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán, vốn hóa chỉ kém duy nhất Vietcombank tính trên toàn thị trường.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm- Ảnh 2.

Cổ phiếu VIC “bốc đầu” đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt. Ước tính, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán Việt Nam vào khoảng 160.000 tỷ đồng (6,3 tỷ USD).

Còn theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu thứ 325 thế giới, với khối tài sản tại ngày 8/5 lên đến 9,1 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam chạm đến con số này, theo tính toán của Forbes. Cần lưu ý rằng, rất khó để tính toán chính xác tài sản của các tỷ phú và con số của Forbes đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm- Ảnh 3.

Ngoài các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, một phần không nhỏ tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn nằm tại VinFast – doanh nghiệp niêm yết trên Nasdaq. VinFast hiện là hãng xe bán chạy nhất Việt Nam và đang nằm trong top 10 hãng xe điện giá trị nhất thế giới, với vốn hóa 8,7 tỷ USD (theo companiesmarketcap).

Bên cạnh VinFast, Vingroup, hệ sinh thái trong tay tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn có nhiều doanh nghiệp tỷ USD khác như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), hay VEFAC (VEF),… và sắp tới sẽ có thêm một cái tên gia nhập danh sách này là Vinpearl (VPL).

Ngày 13/5 tới đây, hơn 1,79 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức chào sàn HoSE. Giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 71.300 đồng/cp, tương đương định giá gần 130.000 tỷ đồng (~5 tỷ USD). Con số này đưa Vinpearl lọt vào top doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán.

Vingroup hiện là cổ đông lớn nhất của Vinpearl, sở hữu hơn 1,5 tỷ cổ phiếu VPL, tương ứng 85,5% vốn điều lệ. Tạm tính theo mức định giá tại thời điểm chào sàn, giá trị thị trường của số cổ phần này lên đến gần 110.000 tỷ đồng.

Năm 2025, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 300.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập dự kiến 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 56% và 90% so với thực hiện năm 2024. Trong quý đầu năm, Vingroup đã thực hiện 28% kế hoạch doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận sau quý đầu năm.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm- Ảnh 4.

Cụ thể, Vingroup ghi nhận tổng doanh thu thuần quý 1 đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản. Đây là mức doanh thu kỷ lục mà Vingroup từng đạt được trong một quý. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.243 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ 2024.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật