spot_img
25.4 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánThế Giới Di Động vui buồn lẫn lộn: Bách Hóa Xanh hồi...

Thế Giới Di Động vui buồn lẫn lộn: Bách Hóa Xanh hồi phục mạnh nhưng An Khang lại 'downtrend'

Trong quý I, Bách Hoá Xanh đóng góp doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng và đang dần mở rộng thị phần ra các tỉnh miền Trung.

Theo số liệu từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), trong 3 tháng đầu năm công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 36.091 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Mức doanh thu này tương đương hoàn thành 24% kế hoạch năm, hướng tới mục tiêu 150.000 tỷ đồng cho cả năm 2025.

Trong cơ cấu doanh thu, hai chuỗi BHX (2002 cửa hàng – tăng 232 cửa hàng so với cuối 2024) và Điện máy xanh (2027 cửa hàng – giảm 1 cửa hàng so với cuối 2024) tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp lần lượt 30,5% và 44,2% tổng doanh thu, Thế Giới Di Động bao gồm cả Topzone (1021 cửa hàng – giảm 4 cửa hàng so với cuối 2024) đóng góp 23%.

Đáng chú ý, doanh thu chuỗi BHX trong quý I/2025 đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Với tổng số cửa hàng BHX hiện ở mức 2.002, trung bình mỗi cửa hàng đang mang về cho doanh nghiệp doanh thu hơn 61 triệu đồng mỗi ngày.

Việc tăng thêm hàng trăm cửa hàng Bách Hóa Xanh chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm đã đưa BHX tiếp tục giữ vị thế là một trong những chuỗi bán lẻ thực phẩm có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, bên cạnh Winmart+ và Co.op Food.

Liên quan tới hoạt động mở rộng rầm rộ và tiến quan ra miền Trung trong vài tháng trở lại đây, ông Phạm Văn Trọng cho biết điểm hòa vốn các cửa hàng Bách Hóa Xanh tại miền Trung rơi vào khoảng 1,5 tỷ đồng doanh thu/cửa hàng, thấp hơn con số 1,8 tỷ đồng tại khu vực miền Nam. Tốc độ mở mới cửa hàng vẫn đúng theo kế hoạch, tập trung mở rộng về chất lượng thay vì chỉ quan tâm về số lượng. Cửa hàng Bách Hóa Xanh mở đến đâu có chất lượng thì sẽ duy trì tốc độ. Con mục tiêu 400 cửa hàng trong năm nay hoàn toàn có thể hoàn thành.

Với những cửa hàng đã đi vào hoạt động, mức 2,1 tỷ đồng doanh thu bình quân vẫn có dư địa cải thiện thêm khoảng 10%. Việc tăng sẽ thông qua 2 yếu tố, thứ nhất là cải thiện về chất lượng hàng hóa, danh mục hàng hóa được điều chỉnh liên tục, đặc biệt là mặt hàng tươi sống. Thứ hai là cải thiện môi trường mua sắm, giúp người tiêu dùng có thể mua nhanh, mua dễ.

Trái ngược với việc mở rộng Bách Hóa Xanh, chuỗi nhà thuốc An Khang lại ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng cửa hàng. Tính đến tháng 3/2025, An Khang chỉ còn lại 326 điểm bán, giảm gần 40% so với con số 526 cửa hàng của năm 2024. Hiện tại, An Khang chỉ còn 77 cửa hàng hoạt động tại TP.HCM, toàn bộ chi nhánh tại Hà Nội đã ngừng hoạt động, số còn lại phân bố ở các địa phương khác.

Đây là năm thứ hai liên tiếp An Khang thu hẹp quy mô sau giai đoạn mở rộng mạnh hậu M&A. Việc co cụm mạng lưới được cho là nằm trong chiến lược cắt giảm chi phí và tập trung vào các điểm bán hiệu quả hơn, thay vì giữ mặt bằng dàn trải. 

Về tình hình tài chính, báo cáo của Thế Giới Di Động ghi nhận lỗ lũy kế khoảng 1.000 tỷ đồng từ An Khang. Trong đó, nếu xét theo năm, năm 2022 ghi nhận lỗ 306,2 tỷ đồng, năm 2023 ghi nhận lỗ 342,9 tỷ đồng, năm 2024 ghi nhận lỗ 346,7 tỷ đồng và quý I/2025 ghi nhận lỗ 31,2 tỷ đồng. Trong quý I/2025, An Khang đã tiếp tục ghi nhận lỗ thêm 31,2 tỷ đồng, nâng luỹ kế lỗ hơn 1.033,5 tỷ đồng.

Thúy Hạnh

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật