spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánTòa án Mỹ vẫn muốn cấm TikTok

Tòa án Mỹ vẫn muốn cấm TikTok

Tòa phúc thẩm tại Mỹ nhất trí duy trì đạo luật của Tổng thống Biden yêu cầu ByteDance bán TikTok hoặc bị cấm vào tháng tới.

Tòa phúc thẩm D.C (Tòa Phúc thẩm Liên bang Đặc khu Columbia, một trong 13 tòa phúc thẩm liên bang của Mỹ) hôm 6/12 bác đơn kiện của TikTok khi cho rằng đạo luật của Tổng thống Biden vi phạm Tu chính án thứ nhất.

Ý kiến do Thẩm phán Douglas Ginsburg viết: “Tu chính án thứ nhất tồn tại để bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Mỹ. Ở đây, Chính phủ hành động chỉ để bảo vệ quyền tự do đó khỏi một quốc gia đối địch nước ngoài và hạn chế khả năng thu thập dữ liệu về người dân tại Mỹ của đối thủ đó”.

Nêu chi tiết hơn, tòa phúc thẩm lưu ý rằng đó là kết quả hợp tác của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, hai tổng thống, như “một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm chống lại mối đe dọa an ninh quốc gia”.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland gọi quyết định này là “một bước quan trọng trong việc ngăn chặn chính phủ Trung Quốc vũ khí hóa TikTok.”

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gọi luật này là “một hành động cướp bóc thương mại trắng trợn”, cảnh báo rằng Mỹ “cần xử lý vụ việc này một cách thận trọng để tránh làm tổn hại đến niềm tin lẫn nhau giữa hai nước và sự phát triển của quan hệ song phương.”

Phán quyết đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt các hạn chế mới đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng cách cấm hoàn toàn xuất khẩu gallium, germanium và antimon sang Mỹ.

  • Logo ứng dụng TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại một người dùng hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters

TikTok và ByteDance – nguyên đơn khác trong vụ kiện – dự kiến kháng cáo lên Tòa án Tối cao, dù không rõ liệu tòa có thụ lý vụ kiện hay không. “Tòa án Tối cao có thành tích lịch sử về việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người Mỹ và chúng tôi hy vọng họ sẽ vậy đối với vấn đề hiến pháp quan trọng này”, người phát ngôn của TikTok, Michael Hughes tuyên bố.

“Mặc dù tin tức gây thất vọng, nhưng hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng của mình”, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết trong một email gửi cho nhân viên.

Đạo luật được Tổng thống Joe Biden ký vào tháng 4, là đỉnh điểm chủ đề kéo dài nhiều năm ở Washington về ứng dụng chia sẻ video ngắn này mà chính phủ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia do có liên hệ với Trung Quốc.

Bộ Tư pháp cho biết dưới quyền sở hữu của Trung Quốc, TikTok gây ra mối đe dọa vì có quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân khổng lồ của người Mỹ, cáo buộc nước này có thể bí mật thao túng thông tin người Mỹ sử dụng thông qua TikTok.

Người phát ngôn Michael Hughes nói lệnh cấm được thiết lập dựa trên thông tin không chính xác, sai sót và mang tính giả thuyết, dẫn đến việc kiểm duyệt hoàn toàn người dân Mỹ. Theo ông, nếu không dừng lại, đạo luật “sẽ làm im tiếng nói của hơn 170 triệu người Mỹ tại Mỹ và trên toàn thế giới vào ngày 19/1/2025”.

Sau phán quyết của tòa phúc thẩm, một số người dùng và nhà sáng tạo nội dung trên TIkTok lo ngại và bối rối. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ khả năng tồn tại của nền tảng này và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Trong khi, số khác chờ thêm thông tin.

Chris Mowrey có 470.000 người theo dõi trên TikTok lần đầu tiên nhận ra kênh mình xây dựng có thể biến mất. “Tôi nghĩ rằng chưa có đủ sự chú ý đến việc điều này sẽ gây tổn hại như thế nào về kinh tế đối với các doanh nghiệp nhỏ và những người sáng tạo nội dung”, ông nói.

Giới quảng cáo cho biết các thương hiệu vẫn duy trì hiện diện trên TikTok, đồng thời đảm bảo họ có phương án B. “Các nhà quảng cáo vẫn chưa rút khỏi TikTok, dù một số đang xây dựng các kế hoạch dự phòng cho khả năng phân bổ lại đầu tư nếu có lệnh cấm”, Jason Lee, Phó chủ tịch điều hành an toàn thương hiệu tại công ty truyền thông Horizon Media cho biết.

Sarah Jannetti, chuyên gia cố vấn về TikTok Shop cho biết khách hàng của cô không lo lắng về khả năng nền tảng bị cấm và sẽ không thay đổi hoạt động kinh doanh “cho đến khi họ thấy điều gì đó cụ thể hơn”.

Erik Huberman, CEO công ty tiếp thị Hawke Media cho biết Meta – chủ sở hữu Facebook và Instagram, sẽ thu được phần lớn doanh thu quảng cáo của TikTok nếu ứng dụng này bị cấm, tiếp theo là YouTube của Alphabet. Cả hai đều đã giới thiệu các tính năng video dạng ngắn trong vài năm qua để cạnh tranh với TikTok.

Phiên An (theo Reuters, AP)

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật